(HBĐT) - Ốm đau, hoạn nạn là điều không ai mong muốn, không ai biết trước nó sẽ đến lúc nào. Người bị bệnh khi đi khám, chữa bệnh lo lắng về tình trạng bệnh, chi phí điều trị một thì những người bệnh nhiễm HIV nỗi lo lắng đó nhân lân gấp bội phần.


Cán bộ trạm y tế xã Mai Hạ (Mai Châu) tư vấn cho bệnh nhân có HIV.

Theo cơ quan chức năng, một bệnh nhân điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 mỗi tháng chi phí khoảng 200.000 đồng tiền thuốc, bệnh nhân điều trị theo phác đồ bậc 2 khoảng 1.600.000 đồng/tháng. Nếu như bệnh nhân có thêm bệnh khác sẽ được chuyển sang các chuyên khoa để được tiếp tục điều trị. Bên cạnh việc họ được cấp thuốc ARV còn được cấp thêm thuốc nhiễm trùng cơ hội với số tiền khoảng 2 triệu đồng/tháng…, đó là còn chưa kể đến chi phí cho việc khám, siêu âm, xét nghiệm… Có thể nói, đó là một số tiền lớn đối với người nhiễm HIV, bởi trong thực tế, sức khỏe, sức đề kháng của họ không được tốt như những người bình thường, dẫn đến việc ốm đau, bệnh tật sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kinh tế gia đình bị giảm sút... Nếu như các bệnh nhân không có thẻ BHYT thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

     Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, năm 2017, có 321 người nhiễm HIV trong toàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí. Năm 2018 có 460 người và tính đến ngày 30/6/2019, có tổng số 888 người được cấp thẻ BHYT, trong đó, số bệnh nhân được nhận thẻ đang khám, điều trị tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh 543 người; Phòng khám nhi 34 trẻ; Phòng khám huyện Lạc Sơn 156 người; Phòng khám huyện Mai Châu 90 người; Phòng khám huyện Kim Bôi 40 người và huyện Lương Sơn 25 người. Điều đáng nói số tiền mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV được tính bằng mức lương cơ sở hiện hành. Cụ thể, năm 2018, mỗi thẻ BHYT dành cho 1 bệnh nhân là 1.390.000 đồng/thẻ, đến ngày 1/7/2019, giá mỗi thẻ BHYT là 1.490.000 đồng. 

     Số lượng người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT miễn phí ngày càng tăng. Đây là một việc làm rất quan trọng và ý nghĩa. Nhờ có thẻ BHYT trong tay, những người nhiễm HIV giảm bớt được gánh nặng lớn về kinh tế. Đa phần người nhiễm HIV có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người ở vùng sâu, xa, đường sá và phương tiện giao thông đi lại không dễ dàng. Giờ đây, họ vừa được cấp thẻ BHYT miễn phí, lại có thể khám và lấy thuốc điều trị ngay tại địa phương nơi sinh sống. Do đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh ngày càng được nâng lên. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả giúp cho người bệnh không còn quá mặc cảm về bản thân, sự phân biệt, kỳ thị của xã hội cũng không còn nặng nề như nhiều năm về trước.

          Chúng tôi có dịp gặp bệnh nhân Ngần Thị Nh. và con gái đang đi khám bệnh tại trạm y tế xã Mai Hạ (Mai Châu). Phút ban đầu gặp mẹ con chị, chúng tôi chỉ nghĩ đây là 1 bệnh nhân như bao bệnh nhân khác đến đây để được khám, chữa bệnh. Với nụ cười luôn tươi tắn trên môi, cùng với khuôn mặt trẻ trung, xinh đẹp của chị và con gái, sự giao tiếp cởi mở, dễ gần khiến chúng tôi không thể nhận ra trong ánh mắt của chị có nỗi buồn hay sự mặc cảm nào về căn bệnh HIV mà chị và con gái đang mang trong mình.

          Chị Nh. tâm sự: "Trước đây, hàng tháng tôi phải xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được khám và lấy thuốc ARV, nhưng giờ đây khi được hỗ trợ mua thẻ BHYT và được khám, lấy thuốc ngay tại huyện Mai Châu, tôi đã không còn khó khăn nhiều như trước nữa".

          Được nhận miễn phí thẻ BHYT, người nhiễm HIV nhận thấy bản thân luôn có được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự tận tâm của cán bộ y tế khi đi khám, chữa bệnh, giúp họ có động lực hơn để vươn lên trong cuộc sống - đó chính là một chính sách ưu việt mà UBND tỉnh đã dành cho họ.



Bài, ảnh: Minh Thủy 
(Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục