(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 13 tỉnh của cả nước triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (Dự án Norred). Dự án được triển khai từ năm 2013. Sau 6 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ chuyển giao nhiều kỹ thuật góp phần nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sỹ; chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại bệnh viện ngày càng được cải thiện. Một trong những kỹ thuật phải kể đến là kỹ thuật điều trị bệnh nhân đột quỵ não sử dụng thuốc tiêu huyết khối.


Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, đánh giá cơ lực cho bệnh nhân đột quỵ não được điều trị bằng phương pháp tiêu huyết khối.

 Đây là phương pháp được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ năm 2015. Sau hơn 4 năm đã có trên 90 trường hợp được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối, riêng 7 tháng năm 2019 có 45 trường hợp. Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Điều trị tiêu huyết khối yêu cầu thực hiện theo những quy trình chẩn đoán, xử trí, theo dõi rất chặt chẽ, kết hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng khác. Thêm nữa, nguyên tắc thời gian vàng giúp cứu sống bệnh nhân chỉ áp dụng được trong vòng 4 - 5 giờ khi bệnh nhân khởi bệnh. Chính vì vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn, các y, bác sỹ của khoa đã được cử đi đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện tuyến Trung ương.

Là 1 trong 5 bệnh viện được thụ hưởng Dự án Norred, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, xếp thứ 3 về bệnh gây tử vong, sau ung thư và tim mạch. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm so với trước kia nhưng số người bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Bệnh hay bị tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước. Đối với người già và những người có nguy cơ cao (huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường…) cần chú ý kiểm soát huyết áp của mình, ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu, bia, ăn thức ăn ít mỡ, chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng chăm sóc sức khỏe, bệnh tật. Đặc biệt là bệnh lý đột quỵ cần được phát hiện kịp thời và đưa đến cơ sở y tế sớm nhất.

Thùy Dung

(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục