Theo thống kê, 80% bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) không thể tiếp tục lao động, 25% bệnh nhân phải nằm liệt giường hoặc luôn cần người phụ giúp, chăm sóc. Để phòng tránh những hậu quả hết sức nặng nề như vậy, người bị đột quỵ cần phải làm gì? Một chế độ điều trị tích cực và phòng bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ

Để phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ cần phối hợp nhiều liệu pháp: thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, điều trị nội khoa (dùng thuốc).

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia là những việc đơn giản nhất và cần làm trước tiên. Bệnh nhân phải ăn uống theo đúng chế độ được hướng dẫn, chẳng hạn người tăng huyết áp phải ăn nhạt, người tăng mỡ máu phải ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất béo, người tiểu đường phải hạn chế ăn chất bột, đồ ngọt…

Các hoạt động tập luyện thể lực giúp bệnh nhân dần lấy lại cảm giác và khả năng vận động, đồng thời ngăn chặn những biến chứng do nằm bất động gây ra như viêm phổi, loét da do tỳ đè, co cứng cơ, cứng khớp...Thời gian hồi phục nhanh và nhiều nhất là ba tháng đầu tiên sau tai biến, do đó bệnh nhân TBMMN nên luyện tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Ngay khi còn nằm trong bệnh viện, người nhà đã có thể giúp bệnh nhân cử động chân tay, giúp bệnh nhân tập đi. Sau khi xuất viện, một kế hoạch tập luyện cần được lập ra với từng giai đoạn, từng bài tập. Bệnh nhân có thể tự tập ở nhà hoặc đến các trung tâm phục hồi chức năng để được hướng dẫn và trợ giúp.

Bệnh nhân sau khi ra viện cần tuân thủ dùng thuốc theo toa của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, mức đường huyết, ngăn ngừa huyết khối… Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc và phải tái khám đúng hẹn để được bác sĩ điều chỉnh chế độ điều trị.

Ngăn ngừa huyết khối – ngăn ngừa đột quỵ tái phát

Khi  huyết khối hình thành và làm tắc mạch máu, phần não không được nuôi dưỡng sẽ chết đi và gây ra đột quỵ. Vì vậy, ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ.

 Ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối giúp phòng ngừa đột quỵ

Các thuốc chống huyết khối như Aspirin, Clopidogrel có hiệu quả tốt trong ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tuy nhiên lại dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, xuất huyết dạ dày – tá tràng. Để sử dụng lâu dài, Nattokinase – enzym chiết xuất từ đậu tương lên men là lựa chọn an toàn hơn vì nó làm tiêu sợi huyết mà không ảnh hưởng đến các yếu tố bảo vệ dạ dày. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 103 trên 73 bệnh nhân đột quỵ đã cho thấy, hiệu quả của Nattokinase hoàn toàn tương đương với Aspirin và không gây ra bất kì biến chứng nào.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có chứa Nattokinase, tuy nhiên người bệnh nên chọn sản phẩm nào có nguồn gốc rõ ràng, hàm lượng Nattokinase đủ cao, chất lượng đảm bào thì mới mang lại hiệu quả, bởi Nattokinase là một loại enzyme rất dễ bị mất hoạt tính, công nghệ bào chế phải đúng tiêu chuẩn thì sản phẩm mới phát huy được tác dụng.

Nattocare - sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ được sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) sẽ cho chất lượng đảm bảo hơn, hiệu quả điều trị cao hơn so với những sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ lạc hậu. Với hàm lượng Nattokinase cao gấp đôi so với các sản phẩm cùng loại khác, người dùng chỉ cần uống 1 viên NattoCare thay vì 2 viên khác, do đó sẽ giúp tiết kiệm đển một nửa chi phí.

Bên cạnh đó, thành phần Rutin có trong Nattocare có đặc tính chống oxy hóa mạnh, làm bền thành mạch, do đó giảm nguy cơ xuất huyết não do các mạch máu bị vỡ. Vitamin B6 và kẽm tham gia vào cấu tạo của các enzyme chuyển hóa của cơ thể, tốt cho hoạt động của tim, gan và các tế bào thần kinh, giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, mỗi ngày uống 1 – 2 viên NattoCare sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Để biết thêm thông tin và được các chuyên gia tư vấn, truy cập website taibienmachmaunao.vn hoặc gọi tới tổng đài 04 3538 1166.

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục