(HBĐT) - Cô Lin, Sinh Tồn - điểm đến đầu tiên của cuộc hải trình của đoàn công tác số 11 đến thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Nhìn trên bản đồ, Cô Lin, Sinh Tồn chỉ nhỏ như một vết chấm nhỏ, song đã đi vào lịch sử nước nhà bằng những chiến công bi tráng trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 của CBCS Hải quân nhân dân Việt Nam.


Dù gần mắt bảo nhưng Cô Lin luôn vững vàng trong mọi cơn sóng gió.

Thế trận "Bạch Đằng giang” ở Cô Lin

Gọi là đảo, nhưng thực tế Cô Lin chỉ là dải cát san hô dài dăm bảy trăm mét mỗi khi nước cạn. Có dạng một hình tam giác nhưng cạnh hơi cong. Còn khi nước thủy triều dâng thì những dải san hô hoàn toàn mất dấu dưới làn nước biếc xanh thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Sinh Tồn khoảng 9 hải lý, cách Gạc Ma khoảng 4 hải lý và cách Len Đao khoảng 7 hải lý.

Trong trận hải chiến ngày 14/3/1988, cùng với Len Đao, Gạc Ma, Cô Lin là nơi mà Trung Quốc nhắm đến nhằm thực hiện hành vi chiếm đóng. Tuy nhiên với sự mưu trí, dũn cảm, sáng tạo trong chiến đấu, ta đã bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Cô Lin. Sau trận hải chiến năm 1988, chiến sĩ ta phải dựng những chiếc lều để ở tạm. Còn hiện nay, được Đảng, Nhà nước và sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, tổ chức xã hội, Cô Lin đã được xây mới. Ngay sát ngôi nhà cũ được xây trên mỏm đá san hô, vừa qua Cô Lin đã được đầu tư xây dựng nhà văn hóa đa năng vững chắc có 3 tầng giữa bốn bề sóng cả. Thượng úy Ngô Văn Bun, Chính trị viên đảo Cô Lin cho chúng tôi biết: Cô Lin là đảo cấp 3 với nhiều bãi đá ngầm nên việc di chuyển để vào đảo rất khó khăn, lương thực, thực phẩm, nước ngọt cũng hoàn toàn trông chờ vào những trận mưa hoặc là những chuyến tàu chuyển hàng ra đảo.


Thế trận Bạch Đằng giang được tái hiện góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Từ Cô Lin, chỉ một tầm mắt là trông thấy Gạc Ma. Do vậy, Cô Lin giống như một ngọn hải đăng luôn dõi theo về phía trước. Nơi ấy, những người lính Cô Lin vẫn đang ngày đêm canh giữ biển trời, quyết giữ từng hòn đá mồ côi, từng cánh chim biển, từng rạn san hô trước mưu đồ xâm chiếm của những kẻ tham lam ở ngay phía đối diện với tâm nguyện "còn người, còn đảo, còn Tổ quốc”. 

Chỉ tay về phía trước, đại úy Nguyễn Văn Cường, Chỉ huy trưởng đảo Co Lin bảo: các anh thấy không, do nằm cách không xa Gạc Ma - nơi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép nhưng dã tâm đó vẫn chưa từ bỏ đối với Cô Lin. Thế nên nhiều lần tàu Trung Quốc đã áp sát, thực hiện việc do thám, trinh sát điểm đảo Cô Lin. Tuy nhiên, anh em CBCS trên đảo đã kiên quyết, ngăn chặn, đẩy lùi buộc chúng phải trở về phía bên kia. Để ngăn chặn sự nhòm ngó nhằm tiếp tục thực hiện phục vụ cho âm mưu độc chiếm biển đông của phía Trung Quốc, những năm qua Quân chủng Hải Quân đã tổ chức "rào giậu” xung quanh đảo bằng những cột bê tông vững chắc nhằm ngăn chặn tàu địch đến quấy nhiễu cũng như trinh sát từ xa.


Đoàn công tác số 11 cùng quân - dân trên đảo Sinh Tồn tổ chức chào cờ kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng đảo.

Nhìn theo hướng chỉ tay của đại úy Nguyễn Văn Cường, là những cọc bê tông cốt thép cắm sâu vào lòng biển trên dải đá san hô Cô Lin có một phàn nhô lên mặt nước. Nhìn về hướng những chiếc cọc bê tông thẳng hàng, đều tăp tắp nhô lên khỏi mặt nước, có ai đó đã bảo với tôi rằng: nơi đó sẽ lại là một "Bạch Đằng giang” trên đảo Cô Lin dành cho quân xâm lược nếu chúng dám đến động đến Cô Lin. Không chỉ ở Cô Lin, mà ở hầu hết các điểm đảo chúng tôi đặt chân đến, luôn là một thế trận "Bạch Đằng giang” vững vàng phía trước trên vùng biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng hát Quốc ca trên đảo Sinh Tồn

Đến đảo Sinh Tồn, mọi người đều có chung một cảm nhận, đây chính là một trong những điểm đến đặc biệt nhất trong suốt chuyến hải trình. Bởi giữa trùng khơi, chúng tôi lại được hát Quốc ca trong một lễ chào cờ trang trọng cùng với quân và nhân dân trên đảo; cùng được sống lại ký ức về ngày giải phóng đảo cách đây vừa tròn 43 năm vô cùng ý nghĩa mà không phải ai ra thăm quần đảo Trường Sa cũng có được niềm vinh dự này.


 

Lần đầu tiên tiếng chiêng cái hồn Mường được gióng lên trên đảo Sinh Tồn.

Đảo Sinh Tồn nằm ở tọa độ 09053’07’’ vĩ độ Bắc và 114019’47’’ Kinh độ Đông, cách đất liền 320 hải lý, đảo nằm trên thềm san hô ngập nước. Về vị trí, đảo nằm xen kẽ giữa các đảo của ta và đảo do nước ngoài chiếm đóng trái phép. Cách đảo Sinh Tồn 17 hải lý về phía Bắc có đảo Nam Yết, về phía Tây - Nam cách đảo 8 hải lý là đảo Cô Lin, cách 6 hải lý về phía Đông - Nam là đảo Len Đao, cách 14 hải lý về phía Đông là đảo Sinh Tồn Đông. Nằm xen giữa các đảo là các đảo Gia Ven, đảo Huy Gơ, Gạc Ma bị nước ngoài chiếm đóng trái phép. Cách đảo Sinh Tồn 8 hải lý về phía Đông Bắc là bãi Ba Đầu đây là địa điểm cũng thường xuyên bị nước ngoài nhòm ngó.Do nằm trên thềm san hô ngập nước nên vệc trồng cây trên đảo gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện thổ nhưỡng chỉ có cát và san hô nhưng bằng ý chí, bằng sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của quân và dân trên đảo, đến nay Sinh Tồn đã phát triển được một hệ "sinh thái xanh” phủ khắp đảo với nhiều loại cây như Nhàu, Phong Ba, Bão Táp, Bàng vuông, Mù U, Muống biển, phi lao và trồng được một số loại cây ăn quả như chanh, bầu bí, mướp, rau xanh và tự chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ đời sống sinh hoạt của CBCS và nhân dân trên đảo. Không chỉ có các loại cây xanh, đảm bảo được nguồn rau xanh, Sinh Tồn còn sáng lên những gam màu tươi sáng của các loại hoa được CBCS và nhân dân tỷ mỉ, chăm chút trên đảo. Theo trung tá Vũ Thế Long, Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn thì được biết: đảo Sinh tòn là một trong 3 đảo trên quần đảo Trường Sa có UBND, có trường học và có các hộ dân sinh sống. Theo đó, hiện nay, trên đảo có các hộ dân sinh sống từ cách đây nhiều năm. Trên đảo cũng có chùa để phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân.

 


 

Lãnh đạo Quân chủng hải quân và đoàn công tác thăm quan khu tăng gia sản xuất của CBCS trên đảo Cô Lin.

Thật may mắn cho đoàn công tác chúng tôi khi được tham gia lễ mít tinh kỷ niệm 43 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018) và đúng ngày kỷ niệm 43 năm giải phóng đảo Sinh Tồn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chia sẻ với chúng tôi, trung tá Đoàn Sơn Nam, Chính trị viên đảo Sinh Tồn cho biết: Đảo Sinh Tồn là một trong 5 đảo được giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa vào ngày 28/4/1975. Và từ đó đến nay, ngày 28/4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của đảo. Trải qua 43 năm xay dựng, chiến đấu và trưởng thành quân, dân trên đảo đã lập nhiều thành tích xuất sắc, 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì. Cùng với những thành tích nổi bật ấy, ngay trong lễ chào cờ và mít tinh kỷ niệm 43 năm giải phóng đảo, những thành tích nổi bật của quân và dân trên đảo cũng được ghi nhận, biểu dương.

 


 

CBCS trên đảo xa gửi tình cảm tin yêu, nông ấm, thân thương về với đất liền.

Thú thật, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể quên được giây phút xúc động và tự hào khi 221 người trong đoàn công tác và CBCS cùng nhân dân trên đảo Sinh Tồn cùng hát Quốc ca giữa muôn trùng sóng gió, trên mảnh đất máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Trong buổi lễ ấy tôi thấy tất cả những đôi măt đều hướng về lá cờ Tổ quốc, hướng về cột mốc chủ quyền trên đảo Sinh Tồn với niềm tự hào về Tổ quốc về những người con anh dũng, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để cho đất nước trường tồn trong dặm dài của lịch sử. Khi bài hát Quốc ca được cất lên nơi máu thịt thiêng liêng, trái tim ai cũng cùng chung một nhịp.

 

Tự hào lắm Việt Nam ơi!

(Còn nữa)

                                                                  Mạnh Hùng


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục