(HBĐT) - Ban đầu chỉ là nơi để ông lưu giữ ký ức chiến tranh, kỷ niệm đẹp về đời binh nghiệp. Nhưng chính ông cũng không ngờ, phòng truyền thống - nơi ông lưu giữ kỷ vật chiến tranh lại trở thành "địa chỉ đỏ” để người dân, thậm chí cả những du khách nước ngoài có dịp đến thăm vùng đất Mường Bi quê ông thường ghé lại để được nghe những câu chuyện, được tận mắt thấy những hiện vật chiến tranh tưởng như chỉ có thể thấy trên phim, ảnh...


Thiếu tướng Bùi Đình Phái giới thiệu những kỷ vật chiến tranh với thế hệ trẻ quê hương Mường Bi. 

Không ngạc nhiên khi mỗi lần Thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh về nhà ở xóm Kha, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đều có rất nhiều "khách”. Mà lạ, "khách” của ông chủ yếu là học sinh và đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Lạ hơn nữa, khi câu chuyện của họ chủ yếu là chuyện kể về chiến tranh được minh chứng bằng hàng trăm kỷ vật ông còn lưu giữ. Ông bảo: "Ở đây có hàng trăm hiện vật, kỷ vật chiến tranh, nhưng mỗi hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện. Ví như những chiếc bật lửa Zippo nổi tiếng này. Trên mỗi chiếc đều được người lính Mỹ khắc vào đó nơi mặt trận họ tham chiến và những suy nghĩ của họ về chiến tranh. Khi ra trận đây là vật bất ly thân của người lính Mỹ. Bởi trên đó còn ghi cả những thông tin cá nhân của họ. Hay như khẩu súng Colt là vũ khí phòng thân của một tên Việt gian khét tiếng tàn ác mà bản thân những người lính chúng tôi khi chiến đấu đã từng đối mặt, giành giật nhau giữa sự sống và cái chết. Hoặc "cây nhiệt đới” là thiết bị điện tử vô cùng hiện đại của Mỹ thả xuống tuyến đường Trường Sơn nhằm dựng lên tuyến hàng rào điện tử, theo dõi, phát hiện bộ đội, chỉ thị cho máy bay đánh phá...”.

Câu chuyện về chiến tranh của ông vẫn luôn là thế, thật bình dị nhưng cũng thật ý nghĩa, sâu sắc. Giống như đốm lửa nhỏ được ông khơi lên rồi truyền cho đám trẻ để biết trân quý sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nói như cô giáo Nguyễn Thị Bình, Tổng phụ trách liên đội trường TH&THCS Địch Giáo: Đến đây không chỉ được nghe kể lại những câu chuyện cảm động về thời kỳ chiến tranh ác liệt mà cô và trò còn được trải nghiệm thực tế sinh động, trực quan về những kiến thức lịch sử. Qua đó, góp phần giáo dục về nhận thức, nhân cách cho các em. Với ý nghĩa đó, hàng năm, trong dịp khai giảng năm học mới Liên đội tổ chức cho các em đến đây thăm quan và học tập trải nghiệm thực tế. 

Em Bùi Khánh Ngọc, lớp 8B, trường TH&THCS Địch Giáo xúc động: Đến đây, được nghe kể về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của thế hệ cha ông đi trước, chúng em được biết thêm nhiều câu chuyện chiến tranh ác liệt và sự hy sinh anh dũng của các chú, các bác để giành độc lập như ngày hôm nay.

Không đơn thuần là nơi khơi dậy truyền thống, giáo dục truyền thống yêu nước của quê hương. Từ lâu nơi đây đã trở thành "địa chỉ đỏ” của các thế hệ thanh niên vùng đất Mường Bi. Đồng chí Bùi Văn Luận, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Địch Giáo cho biết: Nhiều năm qua, Đoàn Thanh niên xã luôn coi đây là một "địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho lực lượng ĐVTN trong xã. Hàng năm, Đoàn Thanh niên xã tổ chức cho thanh niên chuẩn bị nhập ngũ đến đây để thăm quan, giáo dục truyền thống. Từ đó, mỗi ĐVTN ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần hoàn thành nhiệm vụ giao quân của địa phương luôn đảm bảo 100% chỉ tiêu với chất lượng ngày càng cao. 

Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu tướng Bùi Đình Phái kể, bản thân ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước còn chịu nhiều thương đau, mất mát do chiến tranh gây ra. Năm 1970, khi vừa mới 16 tuổi ông đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ngay trận chiến đầu tiên tham gia trong Chiến dịch đường 9 - Nam Lào ông đã tiêu diệt được 1 xe tăng và được tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt xe tăng”. Trưởng thành trong chiến đấu, năm 1974, ông được kết nạp Đảng ngay tại trận địa; được tặng thưởng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ (cấp 1, 2, 3), tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì... Ông chia sẻ: Ngay từ khi còn chiến đấu, tôi đã hình thành những ý tưởng ban đầu về việc lưu giữ các kỷ vật theo mình trong suốt cuộc chiến vừa để làm kỷ niệm, vừa để giáo dục cho con cháu sau này biết được những hy sinh, gian khổ mà cha ông đã vượt qua để có được ngày hôm nay. Mỗi lần được thấy các cháu đến thăm quan, say sưa tìm hiểu, lắng nghe những câu chuyện về chiến tranh, về sự hy sinh của của các thế hệ cha ông đi trước ra sao, tôi thấy vui và phấn khởi. Từ những cuộc thăm quan đó, nhiều cháu đã nỗ lực vươn lên, có ý thức phấn đấu vươn lên và biết trân trọng những giá trị lịch sử mà cha ông đã phải hy sinh xương máu. Đó là những điều đáng quý.


 Mạnh Hùng


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục