Tháng 3, đường tuần tra biên giới phủ vàng những vạt hoa cải. Tham gia tuần tra biên giới cùng bộ đội biên phòng, Lù Thị Yên và Sùng Thị Thu bước thoăn thoắt giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Trước mắt Yên và Thu là những cột mốc từ 197 đến 199 ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển.


Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần cùng nữ dân quân kiểm tra đường biên, cột mốc.


Tự quản đường biên, cột mốc

Lù Thị Yên và Sùng Thị Thu cùng ở xã Xín Mần (huyện Xín Mần, Hà Giang). Ở tuổi 26, họ là những cô gái trẻ nhất trong số 6 chị em thuộc Đội Dân quân tự quản. 3 tháng một lần, họ tham gia vào đội hình tuần tra của các chiến sĩ thuộc Trạm Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần. Hai cô gái trẻ được giao nhiệm vụ đơn giản là kiểm tra đường biên hay phát quang, dọn cỏ, lau các cột mốc từ 197 đến 199. Tuy vất vả nhưng các chị rất tự hào khi được đồng hành cùng người chiến sĩ biên phòng trong mỗi chuyến tuần tra gìn giữ sự bình yên cho thôn, bản.

Ngoài trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi lợn gà như bao phụ nữ Mông khác, Yên và Thu còn làm việc bán chuyên trách tại xã Xín Mần. Mỗi tuần 3 lần, họ lên UBND xã, nhận các tài liệu tuyên truyền để lặn lội mang tới từng hộ gia đình. Nhờ những tuyên truyền viên tích cực này, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng đến được trong mỗi nếp nhà của bà con nơi thôn bản xa xôi.

Ma Seo Lằng, Bí thư Chi bộ thôn Lũng Pô, thôn biên giới của xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) cũng là một trong những người trẻ luôn sát cánh bên các chiến sĩ biên phòng. Được giao trọng trách làm Tổ trưởng Tổ tự quản mô hình "Khu dân cư đoàn kết tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới" tại Lũng Pô, anh cùng với 6 thành viên khác đã vận động hàng trăm lượt hộ tham gia phát quang đường tuần tra và bảo vệ hai cột mốc 91, 92, nơi có cột cờ Lũng Pô, điểm thiêng liêng đánh dấu nơi dòng sông Hồng chảy vào đất Việt.

Đại úy Nguyễn Ngọc Tuệ, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung vui mừng cho biết, Lũng Pô giờ đã trở thành điểm sáng ở địa phương. Sau nhiều năm kiên trì vận động, người dân trong thôn đã vững tâm làm nương rẫy, không vượt biên trái phép, lo xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp và cho con cái đến trường. Bí thư Chi bộ thôn Ma Seo Lằng thì mừng khôn xiết khi nghiệm ra chân lý giản đơn: Mỗi gia đình hạnh phúc thì thôn bản sẽ bình yên!

Việc làm của những người như Ma Seo Lằng hay các nữ dân quân tự quản tại Xín Mần đã và đang là những nhân tố tích cực giúp bà con các xã biên giới ngày càng có ý thức cao trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đường biên, mốc giới. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, gắn với thực tiễn từng thôn bản, từng tuyến biên giới, Bộ đội biên phòng cả nước đã và đang đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới Tổ quốc, xây dựng thế trận phòng tuyến an ninh nhân dân vững chắc.

Thật vậy, trong những năm qua Bộ đội biên phòng trong cả nước đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ tại lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang ngày 28-3-1959: "... chúng ta phải dựa vào dân. Nhất là Công an biên phòng ở những nơi đồng bào thiểu số, phải chú ý đến phong tục, tập quán của đồng bào, luôn giúp đỡ, giáo dục đồng bào, làm cho đồng bào tin yêu, phục cán bộ thì đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ, có khi hy sinh cả cho ta...". 

Với phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng luôn kiên trì bám dân, bám địa bàn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng đứng chân trên địa bàn biên giới, tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, mang ánh sáng văn hóa của Đảng tới các bản, làng vùng sâu, vùng cao biên giới, hải đảo.

Những "sứ giả hữu nghị"

Cuối chiều, nắng ngoài Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã vãn, nhưng lượng khách qua khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh thì chưa vơi. Ca làm việc của Đại úy Nguyễn Tuấn Anh, nhân viên Đội Thủ tục sẽ kết thúc vào lúc 10h đêm. Tần suất làm việc căng thẳng, kéo dài liên tục nhưng Đại úy Tuấn Anh luôn giữ thái độ tươi cười, niềm nở, giúp hành khách xuất nhập cảnh nhanh nhất. Có lẽ đây cũng là bí quyết "ghi điểm", giúp người chiến sĩ biên phòng này nhận được số phiếu bình chọn cao từ hành khách nước bạn và đạt được danh hiệu "Sứ giả hữu nghị".

Thiếu tá Nguyễn Đình Quang, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, từ quý I-2016, Đồn cùng đơn vị kết nghĩa là Trạm Kiểm soát biên phòng Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã thống nhất tổ chức bình chọn "sứ giả hữu nghị" của hai nước. 

Qua 4 năm thực hiện đã có 12 "sứ giả" của hai nước được vinh danh, qua đó khích lệ cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thi đua học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm phục vụ người dân, phục vụ hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu.

Ngoài ra, bắt đầu từ quý II-2018, từ sáng kiến của Thiếu tá Quang, hai đơn vị Đồn - Trạm kết nghĩa đã tiến hành bình chọn danh hiệu "Đảng viên Đảng Cộng sản ưu tú" với bộ tiêu chí đánh giá còn khắt khe hơn "Sứ giả hữu nghị".

Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tự hào khi việc bình chọn cả hai danh hiệu đều là những mô hình mới tiên phong, lần đầu tiên xuất hiện trên tuyến biên giới Việt - Trung. Từ hiệu quả đạt được, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã chọn đây là những mô hình điểm để nhân rộng ra các tỉnh có tuyến biên giới Việt - Trung.

Gần 10 ngày được đến rất nhiều đồn biên phòng thuộc hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang, nhóm phóng viên Báo Hànộimới đã ghi nhận được biết bao tình cảm sâu nặng của bà con các dân tộc vùng biên giới dành cho các chiến sĩ biên phòng. 

Bà con và tất thảy lãnh đạo các địa phương đều khẳng định: "Bộ đội biên phòng là nòng cốt, chuyên trách, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo, xây dựng làng bản, xã biên giới vững mạnh". Đồn là nhà, biên giới là quê hương, các chiến sĩ biên phòng là những người con của núi rừng, thôn bản, cùng nhân dân và bà con các dân tộc xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng mọi yêu cầu trong tình hình mới.

 

          TheoHanoimoi

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục