(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng nhanh hơn, gần hơn, tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế là yếu tố cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.

>> Bài 1 - Những con đường của ý Đảng, lòng dân


Đường Hòa Lạc - Hòa Bình được khởi công đi vào hoạt động, góp phần kết nối giao thông vùng Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội.

Những tuyến đường rút ngắn khoảng cách và thời gian

Nhà ở TP Hòa Bình nhưng công tác tại một cơ quan T.Ư ở Hà Nội, trước đây, anh Dương Văn Nghĩa rất ngại mỗi lần về nhà vì không tiện xe, thời gian nghỉ ngắn. Nhiều tháng phải 2 - 3 tuần anh mới về nhà. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, gần như tuần nào anh cũng về bởi như anh nói chỉ hơn 1 tiếng lái xe là đã có mặt tại Hòa Bình. Ngược lại, sáng thứ Hai chỉ cần 6h khởi hành từHòa Bình, xuống đến Hà Nội vẫn kịp giờ làm, bắt đầu 1 tuần làm việc mới. Sự thuận lợi ấy là nhờ dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình được đầu tư xây dựng đã kéo gần khoảng cách và rút ngắn thời gian từ Hòa Bình về Thủ đô.

Không chỉ tạo thuận lợi về giao thông đi lại, tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình còn có ý nghĩa chiến lược trong phát triển KT-XH. Nhận thức được điều đó, cấp ủy Đảng, chính quyền đã dồn tâm sức, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ dự án. Đồng chí Quách Tùng Dương, nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình nhớ lại: Tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đi qua nhiều địa bàn, nhiều hộ bị ảnh hưởng, tác động, phải đền bù, tái định cư. Trong đó, nhiều khó khăn, vướng mắc lớn về vấn đề giá đất, định giá tài sản phát sinh, xác định hạng mức đất ở... nhưng đã được cấp ủy từ tỉnh đến thành phố vào cuộc chỉ đạoquyết liệt, từng bước giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ngày 10/10/2018, Bộ GTVT đã chính thức phát lệnh thông xe tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, mở ra cánh cửa phía Tây của Thủ đô Hà Nội lên Hòa Bình, mở ra cơ hội phát triển KT-XH của tỉnh và khu vực. Đúng như kỳ vọng, với việc tiếp giáp khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, quy hoạch cụm công nghiệp Yên Quang, Hòa Bình trở thành 5 tỉnh vành đai của Hà Nội, tạo cơ hội bứt phá về KT-XH.

Với phương châm giao thông đi trước mở đường, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh đã triển khai xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng kết nối giao thông vùng, tạo động lực cho phát triển. Theo báo cáo của ngành GTVT, trong 5 năm, cùng với tuyến Hòa Lạc - TP Hòa Bình, nhiều tuyến đường quan trọng của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp, tạo tiền đề quan trọng kết nối giữa các vùng, miền như tuyến quốc lộ 6 (đoạn Xuân Mai - Hòa Bình), đường tỉnh 433 kết nối TP Hòa Bình - Đà Bắc, đường tỉnh 435, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc; đường Hang Kia - Cun Pheo - quốc lộ 6.

Giao thông kết nối - đánh thức tiềm năng kinh tế vùng

Xác định những dự án giao thông tạo ra kết nối có tính chất "xương sống”, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định 1 trong 3 chiến lược đột phá của tỉnh trong phát triển kinh tế là phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó giao thông liên kết đóng vai trò quan trọng. Nghị quyết xác định huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu và những tuyến giao thông liên kết vùng cao. Tháng 4/2021, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 415 về điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Nghị quyết bổ sung nhiều tuyến đường huyết mạch, góp phần phát triển giao thông các vùng động lực kinh tế. Tạo cơ hội để các huyện vùng cao Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Mai Châu phát huy tiềm năng, lợi thế vùng miền.

Thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Đây là dự án liên kết vùng có tầm quan trọng đặc biệt. Dự tính chiều dài tuyến gần 23 km, đi qua địa phận Hòa Bình gần 16 km. Dự án góp phần thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp Yên Quang, Mông Hóa, cụm công nghiệp Tiên Tiến nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung... Cùng với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (giai đoạn 2), tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII chính thức thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) (ĐT.448B). Phạm vi nghiên cứu của dự án, đoạn 1 - huyện Kim Bôi nối với trục cao tốc quy hoạch; đoạn 2 - định hướng kết nối cao tốc với Đà Bắc. Quy mô dự án có tổng chiều dài khoảng 39 km. Theo đánh giá của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại kỳ họp: Dự án là một trong những giải pháp đột phá quy hoạch gắn với xây dựng hạ tầng kết nối liên vùng, đẩy nhanh xây dựng các dự án có ảnh hưởng sâu rộng, có tính lan tỏa thúc đẩy đầu tư, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân và ngân sách, đặc biệt đối với 2 huyện nghèo nhất tỉnh như Kim Bôi, Đà Bắc nhưng nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Khi "đường lớn đã mở", kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc, giao thông thực sự trở thành động lực, "trải thảm" mở ra cơ hội lớn cho phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đưa kinh tế tỉnh đạt trình độ trung bình của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.


Đinh Hòa


Các tin khác


Đưa thương hiệu lợn bản địa vươn xa

(HBĐT) - Đến Hoà Bình là đến với khám phá văn hoá và ẩm thực, trong đó cá sông Đà, lợn bản địa là món không thể thiếu. Từ một người đang làm doanh nghiệp xây dựng, anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chuyển sang nuôi bò và lợn bản địa. Anh là người đứng lên gây dựng Hợp tác xã (HTX) đa ngành nghề Đồng Chum với mục tiêu bảo tồn giống lợn bản địa, đưa hương vị lợn bản đến những thị trường lớn.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 3 - Sức bật Mường Vang

(HBĐT) - Đến vùng Mường Vang - Lạc Sơn, những ai đã lâu mới có dịp quay trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay ở quê hương xứ Mường. Đó là diện mạo của những miền quê nông thôn mới (NTM), những dự án đầu tư vào địa phương, nền văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, du lịch phát triển… tất cả tạo nên một Mường Vang đang từng ngày khởi sắc.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 2 - Mường Bi quyết tâm hiện thực hóa khát vọng bứt phá

(HBĐT) - Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới. 

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 1 - Hồn cốt giá trị văn hóa đất Mường chuyển động

(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 2 - Nâng tầm giá trị các di sản văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của BCH T.Ư Đảng khóa V về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH).

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 1 - Những người nắm giữ "kho báu” di sản văn hóa

(HBĐT) - Trải qua hàng chục nghìn năm xây dựng, nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ mà ít nền văn hóa nào có thể sánh bì. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào là miền đất sử thi với những áng mo Mường mang khúc thức và ngôn ngữ cổ như tìm về thuở hồng hoang, với âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc, vốn văn nghệ dân gian phong phú và những làn điệu dân ca, dân vũ ngọt ngào.    

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục