(HBĐT) -  Chi bộ đông đảng viên (ĐV) có nhiều thuận lợi trong việc triển khai công việc, phát động các phong trào thi đua để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng tại đơn vị, khu dân cư. Tuy nhiên, với những khó khăn phát sinh và mô hình hoạt động tự phát mỗi nơi một kiểu như hiện nay đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng cấp ủy nói chung, đặc biệt là cấp ủy những chi bộ đông ĐV nói riêng cũng như vấn đề chế độ, chính sách cho đội ngũ cấp ủy, tổ trưởng tổ Đảng (TTTĐ) rất cần được quan tâm thỏa đáng. Tất cả để hướng đến mục tiêu chi bộ lớn phải là chi bộ mạnh, là những cánh chim đầu đàn trong công tác xây dựng Đảng.

>> Bài 1 - Chi bộ đông đảng viên - mỗi chi bộ một mô hình vận hành

>> Bài 2 - Nhiều khó khăn phát sinh đối với chi bộ đông đảng viên


Thường trực Đảng ủy thị trấn Đà Bắc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cấp ủy chi bộ tiểu khu Liên Phương - chi bộ đông đảng viên nhất Đảng bộ huyện Đà Bắc.

Yêu cầu cấp thiết về việc thống nhất mô hình hoạt động

Theo quy định của Điều lệ Đảng thì các khu dân cư, xóm, tổ dân phố không thể thành lập được Đảng bộ; 1 xóm, tổ dân phố, khu dân cư không được phép thành lập nhiều hơn 1 chi bộ. Vậy nên loay hoay với số ĐV quá đông, mỗi chi bộ lại tự mày mò, sáng tạo để tổ chức mô hình hoạt động sao cho phù hợp. Có nơi vẫn sinh hoạt tập trung, tổ trưởng chỉ quản lý quân số ĐV, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; có nơi các tổ Đảng lại sinh hoạt như một chi bộ độc lập, TTTĐ có nhiệm vụ như bí thư chi bộ... Đây là một bất cập rất cần được quan tâm.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lê Thế Minh, Bí thư chi bộ khu Sào, thị trấn Bo (Kim Bôi) trăn trở: Điều chúng tôi cần nhất bây giờ là những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức tổ chức, mô hình hoạt động sao cho phù hợp, hiệu quả đối với các chi bộ đông ĐV. Vì hiện nay chúng tôi tự làm, tự mày mò nhưng phải cẩn trọng để tránh không vi phạm các quy định hiện hành của Đảng. Liên quan đến công tác Đảng không thể tùy tiện được. Nhưng lại phải sáng tạo để triển khai thực hiện, đó là điều hết sức khó khăn. Đơn giản như không có hướng dẫn, quy định, biểu mẫu chung của cuộc họp tổ Đảng, biên bản họp tổ Đảng, sổ theo dõi ĐV của các tổ Đảng. Tất cả những cái đó là chi bộ họp bàn, lên ý tưởng thống nhất rồi tự "thiết kế”. Thực sự là cũng vừa làm vừa sợ sai. Ngay như không tổ chức họp chi bộ tập trung tất cả ĐV mà sinh hoạt theo tổ Đảng như chi bộ đang làm hiện nay, chúng tôi cũng không biết làm như thế có đúng không nữa. Rất nhiều băn khoăn đặt ra, cần sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất, phù hợp.

Theo khảo sát thực tế của phóng viên tại các chi bộ đông ĐV cho thấy, băn khoăn, vướng mắc lớn nhất của các chi bộ hiện nay là chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về phương thức tổ chức hoạt động. Dẫn đến việc các chi bộ loay hoay, "tùy cơ ứng biến” tổ chức bộ máy và hoạt động nhưng vẫn luôn cố gắng để không vi phạm các quy định hiện hành của Đảng. Ngoài mô hình hoạt động "mẫu” thì vấn đề phụ cấp cho đội ngũ cấp ủy, TTTĐ cũng đòi hỏi có sự quan tâm, điều chỉnh phù hợp. Theo quy định hiện hành, chỉ có đồng chí bí thư chi bộ được chi trả phụ cấp hàng tháng còn các đồng chí trong cấp ủy và TTTĐ đều không có phụ cấp. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lạc Thủy cho biết: Đối với các chi bộ đông ĐV, ngoài việc quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cấp ủy thì tôi nghĩ cần quan tâm đến chế độ, chính sách cho đội ngũ cấp ủy, TTTĐ. Yêu cầu công tác Đảng, đảng vụ ngày càng cao; nhiệm vụ của các chi bộ ngày càng nặng nề; nhiều tổ Đảng đông ĐV, nhiệm vụ của đồng chí TTTĐ như bí thư chi bộ. Do đó cần có chế độ, chính sách kịp thời khích lệ, động viên đội ngũ cấp ủy, TTTĐ ở những chi bộ đông ĐV để họ phấn khởi, có thêm động lực hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ khi đội ngũ cấp ủy vững mạnh thì chi bộ mới vững mạnh được. Ở những chi bộ đông ĐV thì vai trò đội ngũ cấp ủy là hết sức quan trọng, nên cần phải quan tâm hơn đến đội ngũ này.

Để chi bộ đông đảng viên là cánh chim đầu đàn trong công tác xây dựng Đảng

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, câu chuyện chất lượng đội ngũ cấp ủy, đặc biệt là chất lượng tổ trưởng các tổ Đảng hiện rất đáng bận tâm. Toàn tỉnh có 874 đồng chí TTTĐ nhưng trình độ giáo dục phổ thông mới đạt 86,5%. Có trên 44% TTTĐ chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và tập trung toàn bộ ở khu dân cư; trình độ lý luận chính trị chưa qua đào tạo chiếm 42,33%. Bên cạnh đó, hiện đội ngũ cấp ủy, bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc (trừ bí thư chi bộ khu dân cư), TTTĐ chưa có chế độ phụ cấp nên chưa tạo được sự động viên, khuyến khích trong thực hiện nhiệm vụ được giao và thu hút ĐV có trình độ, năng lực tham gia công tác.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; TTTĐ ở chi bộ có đông ĐV xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, ĐV. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ, do vậy cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cần quan tâm chính sách cho đội ngũ cấp uỷ, nhất là đối với các bí thư chi bộ, TTTĐ nhằm khuyến khích, động viên thúc đẩy tinh thần, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của chi bộ đông ĐV nói riêng cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ nói chung, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đang xây dựng nội dung tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cấp ủy các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận và TTTĐ ở những chi bộ có đông ĐV”. Trong đó, tập trung vào việc thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy chi bộ. Làm tốt công tác giới thiệu nhân sự kiện toàn, bổ sung cấp ủy chi bộ đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời thường xuyên theo dõi, rà soát, kịp thời phát hiện ĐV có năng lực, uy tín, triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy chi bộ, TTTĐ; kịp thời kiện toàn cấp ủy chi bộ, TTTĐ.

Đề án dự kiến cũng có một nội dung quan trọng là xây dựng cơ chế kinh phí, bố trí chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ cấp ủy chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và TTTĐ ở các chi bộ. Trước mắt thực hiện cho những đối tượng cấp ủy chi bộ và TTTĐ ở chi bộ đông ĐV. Chính sách này sẽ kịp thời khuyến khích, động viên và thu hút cán bộ, ĐV có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực công tác tốt, có tinh thần tích cực tham gia hoạt động công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, nhất là cấp ủy các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.

Đề án cũng sẽ có những lưu ý về việc áp dụng thí điểm sinh hoạt tổ Đảng thay cho sinh hoạt chi bộ không được phép thực hiện như: Xét công nhận cảm tình Đảng, kết nạp ĐV, công nhận ĐV chính thức; đề nghị xóa tên ĐV, đề nghị cho ĐV ra khỏi Đảng; kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chi bộ, ĐV; thực hiện các nội dung về công tác tổ chức, cán bộ; các nội dung về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.

Hy vọng khi đề án ra đời sẽ là kim chỉ nam, là động lực để cấp ủy các chi bộ nói chung, cấp ủy chi bộ và TTTĐ ở chi bộ đông ĐV nói riêng có thêm động lực, tự tin đảm nhận nhiệm vụ cũng như triển khai công việc ở chi bộ. Có như vậy những chi bộ đông ĐV mới thực sự là các chi bộ mạnh, là cánh chim đầu đàn trong công tác xây dựng Đảng.


Dương Liễu


Các tin khác


Bài 3 - Những người giữ hồn cho dân tộc

(HBĐT) - Tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức phản ánh bản sắc của cá nhân và cộng đồng. Đây còn là hồn cốt của mỗi dân tộc. Việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS) là cấp thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Bài 2 - Nghệ nhân mo Mường và tâm huyết trao truyền di sản

(HBĐT) - "Từ khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú”, tôi ý thức sâu sắc rằng vinh dự này phải gắn liền với trách nhiệm. Trách nhiệm của nghệ nhân mo Mường (NNMM) chúng tôi là phải phát huy giá trị của di sản bằng cách gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau. Chỉ khi hoàn thành xong tâm huyết trao truyền di sản, nghệ nhân chúng tôi mới yên lòng về với Mường Ma…” - nghệ nhân Bùi Văn Lựng, xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) trải lòng.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường: Bài 1 - Động lực cho những “báu vật nhân văn sống”

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, họ đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.

“3 đỡ đầu” - chắp cánh những ước mơ

(HBĐT) - Xác định "xã hội hóa công tác khuyến học” là yêu cầu cấp thiết nhằm làm chuyển biến nhận thức của xã hội trong việc cộng đồng trách nhiệm khuyến khích, hỗ trợ các em nhỏ đang theo học tại cơ sở giáo dục. Trong khi đó, Yên Thủy là huyện còn khó khăn về kinh tế, học sinh thuộc đối tượng nghèo vượt khó, học sinh khuyến tật vươn lên rất cần được sự chung tay của toàn xã hội. Để có nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, Hội Khuyến học (HKH) huyện Yên Thủy đã có những sáng kiến, đột phá đưa sự nghiệp khuyến học có những khởi sắc đó là phong trào khuyến học "3 đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên) đang được nhân rộng đã góp phần chắp cánh ước mơ tới trường cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Tháng 7 - tưởng nhớ và tri ân

(HBĐT) - "Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, "Đền ơn - đáp nghĩa” là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì độc tập, tự do của Tổ quốc. Đặc biệt trong tháng 7, ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) là dịp để Nhân dân thực hiện truyền thống tốt đẹp đó. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tri ân, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ (AHLS) đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của ổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Vượt lên đói nghèo khi được trao “điểm tựa”: Bài 2 - Thêm nguồn lực, vững hành trình vượt khó

(HBĐT) - Năm 2022, tín dụng chính sách thêm "sứ mệnh” trong phục hồi và phát triển KT-XH hậu đại dịch Covid-19. Đặc biệt, bước đột phá mới trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội sẽ giúp thêm nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục