(HBĐT) - Tháng 10 này, về xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), hoa dong riềng nở đỏ chờ ngày thu hoạch. Trên cánh đồng lúa rộn ràng tiếng máy gặt làm xuyên trưa tranh thủ ngày nắng. Những con đường được bê tông kiên cố, rộng rãi. Nhà nối nhà tường bao san sát, những vườn bưởi trĩu quả. Với đôi tay chăm chỉ và ý chí dám nghĩ, dám làm, bà con đã khoác cho mảnh đất này diện mạo mới xinh đẹp, yên bình, trù phú để nơi đây được nhiều người trìu mến, yêu thương khen rằng "đáng sống!”.


Hộ ông Đỗ Văn Trường, xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, có 2 con đang học đại học.

Sau khi 2 xóm Phú Châu, Bu Chằm sáp nhập, xóm mới có tên Bu Chằm với tổng diện tích tự nhiên gần 800 ha. Xóm có 157 hộ, gần 700 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 75%. Ngoài bà con là người Hòa Bình gốc, xóm có khoảng 20% dân số là người dân các huyện ngoại thành Hà Nội lên khai hoang, sinh sống, lập nghiệp.

Với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xóm Bu Chằm đang phát triển mạnh một số loại cây trồng và hình thành vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật và truyền thống nhất là cây dong riềng với diện tích 175 ha, năng suất trung bình đạt 45 tấn/ha. Riêng với cây dong riềng bà con tự để giống được, trồng một lần vào đầu năm, thu hoạch vào cuối năm, không mất nhiều chi phí phân bón và công chăm sóc nên đây vẫn là cây trồng chủ lực của xóm. Mỗi ha dong riềng trừ chi phí, bà con có thể thu về khoảng 70 triệu đồng/năm. Đầu ra cây dong riềng nhiều năm nay khá ổn định khi ngay tại xóm đã có cơ sở thu mua để sản xuất miến dong. Ngoài ra, tư thương cũng đến thu mua tận vườn với giá trung bình quanh mức 1.500 đồng/kg.

Cùng với dong riềng, khoảng 5 năm trở lại đây, xóm mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi và cây dược liệu là cà gai leo. Hiện, toàn xóm có 20 ha bưởi, trong đó khoảng 50% diện tích đang và 16 ha cà gai leo. Mỗi ha bưởi sau khi trừ chi phí, các hộ thu về khoảng 300 triệu đồng. Với cây cà gai leo, bà con thực hiện nghiêm túc quy định về bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học nên sản phẩm thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các nhà máy thu mua. Một số hộ trồng diện tích lớn mạnh dạn đầu tư máy móc để thu hoạch, băm, sấy khô và xuất bán sản phẩm cà gai leo sấy khô với giá ổn định 40.000 - 45.000 đồng/kg; mỗi ha cà gai leo cho thu khoảng 600 triệu đồng/năm. Ngoài ra, xóm tiếp tục duy trì diện tích cây lúa 105 ha, ngô 20 ha, sắn 15 ha. Bà con tích cực áp dụng máy móc, cơ giới hóa vào canh tác để giảm sức người, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cùng với mũi nhọn về nông nghiệp, Bu Chằm cũng có bước phát triển khá về tiểu thủ công nghiệp. Xóm hiện có 1 cơ sở sản xuất miến dong, 1 xưởng làm chổi chít, các tổ nhóm làm nghề mây tre đan, 2 tổ thợ xây dựng… Các nhóm ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng trên 100 lao động thường xuyên và nhiều lao động mùa vụ với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Nhờ dám nghĩ, dám làm, bức tranh kinh tế, đời sống người dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 55 triệu đồng; khoảng 65% hộ thuộc diện khá trở lên; chỉ còn 2 hộ nghèo là gia đình neo đơn và bệnh nặng.

Ông Nguyễn Vũ Lực, Trưởng xóm Bu Chằm cho biết: Đời sống người dân được nâng lên; phong trào xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tường bao, cải tạo vườn tạp; hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông và các công trình của xóm. Nhiều nhà đã xây dựng, sửa sang khang trang, sạch đẹp; mua ô tô, xe máy. Vấn đề y tế, giáo dục cũng được quan tâm; xóm hiện có 8 cháu học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; trên 90% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Điều đáng phấn khởi hơn là bà con lối xóm thân tình, đoàn kết, ANTT ổn định, các hoạt động quyên góp ủng hộ được các hộ nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2021, xóm Bu Chằm dẫn đầu phong trào thi đua của 14 xóm trên toàn xã Thịnh Minh; chi bộ được xếp loại "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.


Dương Liễu


Các tin khác


Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 1 - Những nét văn hoá vùng Mường nổi bật

(HBĐT) - Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hoá Mường và những tập quán của cha ông…

Đánh thức Hợp Tiến

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Những "hạt giống đỏ" trong lòng xứ Đạo

(HBĐT) - Lạc Thủy hiện có trên 200 đảng viên là người có đạo, chủ yếu sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Khoan Dụ và Phú Thành. Đây là những hạt nhân quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo nhịp cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự ổn định, phát triển của các địa bàn vùng giáo nói riêng, toàn huyện nói chung.

Đổi thay ở xóm "khổ"...

(HBĐT) - Từng là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh, trước đây, đời sống của người dân xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) vô cùng gian khó. Đường sá khó khăn, địa hình cách trở, xóm sống biệt lập giữa núi rừng với con suối Sổ hung dữ vào mùa lũ. Thế nên, cái tên xóm Sổ được nhiều người gọi là xóm "khổ”...

Một ngày với thành phố cảng

(HBĐT) - Ký ức trong tôi, Hải Phòng khi xưa chỉ có trong những câu chuyện bà ngoại kể, đó là một nơi phố xá phồn hoa, tấp nập người xe trong mắt của một người ở quê ra phố thị làm "hàng xáo” (buôn gạo)... Từ ký ức đó, sau này mỗi lần có dịp về thành phố cảng, tôi lại dành một ngày để lang thang khắp phố phường đất cảng như bước chân của ngoại khi xưa...

Lính hình sự khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: "Công an phải là đầy tớ dân. Đã là đầy tớ dân thì công an phải ra sức bảo vệ Nhân dân, ra sức phục vụ Nhân dân”, thời gian qua, mỗi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tận tâm với công việc nhằm góp phần giữ vững ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục