Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...


Việc triển khai thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu vực cổng chùa Hòa Bình Phật Quang, nơi có 19 hộ dân đang sinh sống còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Chính quyền thu hồi đất, chủ đầu tư trả tiền...

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh tại đồi Ba Vành, tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và giao đất theo các Quyết định số 1167/QĐ-UBND, ngày 17/5/2007 với diện tích 3 ha. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp UBND TP Hòa Bình bàn giao đất trên thực địa cho Ban đại diện Giáo hội Phật giáo (BĐDGHPG) tỉnh. Giao UBND thành phố tổ chức bồi thường GPMB. BĐDGHPG tỉnh chi trả tiền bồi thường hỗ trợ GPMB. Ngày 31/10/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2640/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán bồi thường hỗ trợ GPMB dự án với số tiền 717.718.000 đồng. Trong đó, bồi thường về đất 331.505.000 đồng, bồi thường tài sản trên đất là 372.213.000 đồng, còn lại là các chi phí khác.

Ngày 7/10/2009, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Công văn số 1493/UBND-DT đồng ý chủ trương thu hồi bổ sung khoảng 2,3 ha đất tại khu đồi Ba Vành để giao cho BĐDGHPG tỉnh làm đường giao thông và trồng cây tạo cảnh quan. Trong đó, có 6.500m2 đất đã giao cho Sở VH-TT&DL thực hiện dự án xây dựng công viên bảo tàng và khoảng 16.500m2 đất lâm nghiệp do các hộ gia đình quản lý. Theo công văn này, UBND tỉnh giao BĐDGHPG tỉnh có trách nhiệm làm việc với Sở TN&MT để được hướng dẫn các thủ tục về đất đai theo quy định. 

Trong khi UBND TP Hòa Bình và chủ đầu tư tiến hành các bước GPMB thì đến ngày 11/4/2016, UBND tỉnh ban hành Công văn số 306/UBND-CNXD về việc đồng ý chủ trương cho phép mở rộng đất xây dựng khu văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình Phật Quang tại khu đồi Ba Vành với diện tích mở rộng khoảng 7,2 ha, diện tích sau khi mở rộng khoảng 12,5 ha. 

Theo báo cáo của UBND TP Hòa Bình, thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-UBND, ngày 17/5/2007 của UBND tỉnh về thu hồi và giao đất cho BĐDGHPG tỉnh với diện tích 30.000m2, UBND thành phố đã thực hiện làm 3 đợt. Theo đó, đợt 1 (giai đoạn I), ngày 11/9/2007, UBND thành phố có Quyết định số 1503/QĐ-UBND và phương án bồi thường GPMB, thu hồi diện tích 19.500,3m2 với số tiền bồi thường, hỗ trợ 724.453.000 đồng cho 4 hộ gia đình, cá nhân. Đợt 2 (giai đoạn II) ngày 9/9/2010, UBND thành phố ban hành Quyết định số 1340/QĐ-UBND và phương án bồi thường GPMB (đợt 2) thu hồi diện tích 21.284,0m2 + 2.632,0m2 với số tiền 377.519.582 đồng cho 7 hộ gia đình, cá nhân thu hồi đất và 8 hộ bồi thường tài sản, hoa màu. Đợt 3 (giai đoạn II) ngày 18/12/2017, UBND thành phố ban hành Quyết định số 4115/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và phương án bồi thường GPMB (đợt 3) diện tích 2.284,0m2 với số tiền 2.116.097.413 đồng cho 16 hộ gia đình, cá nhân.

Sau khi thực hiện chi trả bồi thường GPMB, ngày 5/2/2018, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã bàn giao cho BĐDGHPG (có biên bản ký nhận bàn giao) tổng diện tích đất 43.416,3m2, tổng số tiền đã được phê duyệt GPMB là 3.218.069.955 đồng. Ngày 22/2/2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố phối hợp BĐDGHPG tỉnh tiến hành rà soát, phát tuyến 3 đợt thực hiện bồi thường GPMB dự án diện tích 43.416,3m2 đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Phần còn lại được giao theo Công văn số 306/UBND-CNXD với diện tích mở rộng khoảng 7,2ha thì chưa được chủ đầu tư  "động” đến.  

... Nhưng vẫn "vướng”

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-UBND, ngày 17/5/2007 và Công văn số 1493/UBND-DT, ngày 7/10/2009 của UBND tỉnh còn vướng mắc về công tác GPMB. Cho đến nay, dù đã qua nhiều năm dự án vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, qua 3 đợt thu hồi, bồi thường GPMB, UBND TP Hòa Bình và chủ đầu tư mới chi trả bồi thường về đất cho 27 hộ và bồi thường về tài sản, hoa màu cho 8 hộ với tổng số tiền đã được phê duyệt GPMB hơn 3,2 tỷ đồng. Còn lại theo hồ sơ địa chính vẫn còn 65 hộ quản lý, sử dụng 3.083,7m2 đất ở, tài sản trên đất và đất vườn tiếp giáp với đường Nguyễn Văn Trỗi nằm trong khu vực quy hoạch dự án thì chưa được GPMB, chưa được bố trí tái định cư. Đáng nói, diện tích đất của các hộ này nằm trong diện tích được UBND tỉnh giao cho chủ đầu tư theo Quyết định số 1167/QĐ-UBND. Do nằm trong phạm vi quy hoạch của dự án nên các hộ dân hầu như không được thực hiện các quyền sử dụng đất của mình. Từ đó gây ra tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài.

Trước thực trạng đó, từ năm 2019 đến nay, UBND tỉnh đã nhiều lần có công văn đôn đốc nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết. Như ngày 4/4/2019, UBND tỉnh có Công văn số 1938/VPUBND-TCD về việc yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết các vướng mắc liên quan đến dự án. Thực hiện công văn này, ngày 22/4/2019 UBND TP Hòa Bình có Công văn số 804/UBND-TNMT gửi chủ đầu tư; trong đó nêu rõ: "Đề nghị Ban trị sự Phật giáo xây dựng kế hoạch thực hiện dự án để các đơn vị đẩy nhanh tiến độ GPMB, bồi thường tái định cư đảm bảo ổn định đời sống nhân dân; chuẩn bị kinh phí hoàn tất việc chi trả GPMB, bồi thường tái định cư trước ngày 30/5/2019 để UBND thành phố có cơ sở chỉ đạo Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hòa Bình thực hiện công tác nêu trên”. Tuy nhiên, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh không có ý kiến phản hồi công văn trên. Đến ngày 3/6/2019, Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hòa Bình đã có buổi làm việc với chủ đầu tư để thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác GPMB. Tuy nhiên, tại buổi làm việc chủ đầu tư cho biết chưa xây dựng kế hoạch xác định được nguồn kinh phí phục vụ công tác bồi thường, tái định cư, do vậy UBND thành phố không có cơ sở để chỉ đạo thực hiện công tác GPMB.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án, BĐDGHPG tỉnh đề nghị UBND TP Hòa Bình tổ chức bàn giao phần đất đã GPMB dự án xây dựng Công viên bảo tàng tỉnh để BĐDGHPG tỉnh quản lý, không để tái lấn chiếm. Tuy nhiên, sau khi được Sở VH-TT&DL bàn giao hồ sơ   tài liệu có liên quan vào ngày 30/10/2013, quá trình xem xét, các cơ quan chức năng TP Hòa Bình đã phát hiện dự án này còn một phần chưa chi trả tiền bồi thường GPMB. Do vậy, việc bàn giao diện tích đất dự án xây dựng Công viên bảo tàng tỉnh chưa thực hiện được. 
(Còn nữa)


Nhóm P.V

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 2 - Thực hiện nghiêm các khâu trong công tác cán bộ

(HBĐT) - Công tác cán bộ (CTCB) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; quan điểm, đường lối của Đảng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của nhiệm vụ then chốt, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các khâu trong CTCB và đạt  kết quả tích cực.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 1: Sản phẩm cụ thể thực hiện nhiệm vụ chính trị

(HBĐT) - Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục