Bài 2 - Người có uy tín - điểm tựa tinh thần của bản làng 
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, người có uy tín (NCUT) luôn là trung tâm đoàn kết, nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong công tác vận động quần chúng, biết nói để dân tin, biết làm để dân hiểu. Với uy tín, ảnh hưởng của mình, NCUT là "cánh tay nối dài" giúp chính quyền địa phương và lực lượng an ninh nắm bắt kịp thời tình hình để đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh trật tự. NCUT cũng là nhân tố quan trọng góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, tiến bộ trong cộng đồng.


Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) tích cực bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Dao.

Giữ cho bản làng mãi bình yên

Cùng anh Vàng A Váu, NCUT xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) đến thăm, động viên và tuyên truyền bà con trong vùng, ai nấy đều nghiêm túc tiếp thu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặc dù mới ngoài 40 tuổi, nhưng A Váu luôn nhận được sự kính trọng từ người già đến trẻ nhỏ trong bản. Trước đây, Hang Kia là xã đặc biệt khó khăn của huyện, địa bàn từng là "điểm nóng" tệ nạn ma túy; tỷ lệ tảo hôn cao… Đó là những rào cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội mà cấp ủy, chính quyền địa phương luôn trăn trở.

Anh Vàng A Váu chia sẻ: "Phát huy vai trò NCUT trong cộng đồng, tôi xác định phải luôn là người đi đầu trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ dần các hủ tục để tập trung phát triển kinh tế, giảm nghèo. Hiện nay, nhân dân trong xóm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch cộng đồng…”.

Cũng như anh Vàng A Váu, ông Sùng A Tô ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu); bà Bùi Thị Minh ở xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi); ông Quách Văn Thực, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy)… là những NCUT tiêu biểu trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư…

Thực tế cho thấy, NCUT đã tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào cảnh giác với sự dụ dỗ, lôi kéo của những phần tử xấu chống đối chính quyền; vận động đồng bào tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham gia hoà giải những mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng. Bên cạnh đó, NCUT tham gia giải quyết công việc của địa phương, vận động nhân dân phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường; cung cấp tin có giá trị cho ngành chức năng phục vụ kịp thời công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

"Giữ lửa” bản sắc văn hóa dân tộc

Là một trong những gia đình đầu tiên đến sinh sống tại xóm Đồng Chụa (nay là tổ 9, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình), gia đình ông Bàn Sinh Lương, người Dao Quần Chẹt tạo dựng cuộc sống với nghề chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, tổ 9 có 183 hộ, trên 95% là người dân tộc Dao, nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng bản và NCUT trong cộng đồng, ông Lương luôn tâm huyết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, giúp cộng đồng lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa trong xã hội hiện đại.

Hiện nay, người Dao ở tổ 9 vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống về phong tục tập quán, thờ cúng tổ tiên, trang phục, chữ viết, tiếng nói… trong đời sống sinh hoạt. Từ năm 2011 đến nay, ông Lương đã phối hợp chính quyền địa phương tổ chức 14 lớp dạy chữ Nho cho các thế hệ con, cháu trên địa bàn. Ông tâm niệm rằng, bản sắc văn hóa dân tộc thì mình phải cố gắng giữ lấy, truyền lại cho các thế hệ sau để luôn nhớ về cội nguồn.

Với những kinh nghiệm tích luỹ và sự hiểu biết phong phú, nhất là về những phong tục tập quán của dân tộc mình, NCUT đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc; xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện quy ước, hương ước cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. NCUT tích cực tham gia vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nghề truyền thống như: Bảo tồn và phát huy di sản mo Mường, lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ mừng cơm mới của người Thái Mai Châu, lễ hội đu Mường Vôi..., nghề dệt thổ cẩm, nghề làm rượu cần Hòa Bình...

NCUT luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu gia đình, dòng họ, có uy tín trong khu dân cư, tích cực vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa… Nhiều NCUT là nghệ nhân sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của địa phương. Qua đó góp phần quan trọng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn kết tình làng nghĩa xóm, xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn, phát triển.

Đức Anh


Các tin khác


Đánh thức lợi thế kinh tế rừng: Bài 2 - Trồng rừng gỗ lớn hướng tới nâng cao chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp

Nhằm đánh thức tiềm năng, lợi thế rừng, ngày 30/7/2020, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hoà Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đề ra mục tiêu duy trì độ che phủ rừng hàng năm trên 50%, có 3 nghìn ha rừng trồng gỗ lớn, nhỏ được chuyển hoá sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Sau gần 5 năm triển khai Nghị quyết, không chỉ diện tích rừng trồng gỗ lớn tăng lên đáng kể mà tư duy nhận thức của người dân về trồng rừng gỗ lớn ngày càng rõ nét, mang lại sinh kế cho người trồng rừng.

Đánh thức lợi thế kinh tế rừng: Bài 1: Rừng - Nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Hoà Bình

Có diện tích rừng lớn và độ che phủ cao, Hoà Bình được đánh giá là địa phương nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy bền vững giá trị của rừng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là tạo sinh kế vững chắc và tiến tới làm giàu cho người dân từ rừng.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 3 - “cú hích” để nông nghiệp, nông thôn chuyển động

Dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn. Tại huyện Lạc Sơn, mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của tỉnh, của địa phương, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Tại thời điểm đầu năm 2023, trên địa bàn mới có 3 xã triển khai công tác DĐ, ĐT, 10 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU, ngày 7/4/2023 về DĐ, ĐT và phát triển sản phẩm OCOP.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 2 - Khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng Mường Vang

Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hóa, một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Để tạo điểm nhấn trong thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 20/12/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 1 - Bứt khỏi “vùng trũng” thu hút đầu tư

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các giải pháp, bước đi phù hợp, Huyện ủy Lạc Sơn ban hành loạt nghị quyết chuyên đề nhằm thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược, đồng thời góp phần tạo chuyển biến sắc nét, toàn diện cho bức tranh kinh tế - xã hội của địa phương.

Ghi dấu hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo: Bài 3 - “Trái ngọt” từ chương trình ý nghĩa, nhân văn

Niềm vui trong những căn nhà Đại đoàn kết đầy nghĩa tình được trao tặng là "trái ngọt” từ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN), tạo động lực giúp người dân từng bước giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện thực hóa "giấc mơ” an cư đã trao cơ hội vươn lên, giúp cuộc sống hộ nghèo dần ổn định, từ đó càng vun đắp niềm tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục