Chị Bùi Thị H ở xóm Đá Bạc xã Liên Sơn huyện Lương Sơn được ông Cao Thế Kỷ dạy nghề đan rút nhựa.

Chị Bùi Thị H ở xóm Đá Bạc xã Liên Sơn huyện Lương Sơn được ông Cao Thế Kỷ dạy nghề đan rút nhựa.

(HBĐT) - “Đảng viên phải là những công dân tiên phong và gương mẫu trong sự nghiệp làm kinh tế, làm giàu cho nhà, cho nước và phải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức người lao động làm giàu…”. Nhưng với ông Cao Thế Kỷ là Bí thư chi bộ xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn còn có một trách nhiệm khác là giúp đỡ những người có HIV. Ông là người đầu tiên xông vào trận chiến với căn bệnh thế kỷ. Và thắp lên cho bao số phận ngọn lửa của niềm hi vọng.

 

“Mình phải là gương”

 

Năm 2004 khi đã bước sang cái tuổi 52 ông Kỷ đi học nghề mây tre đan. Lúc này với ông nghề không chỉ để làm giàu mà để có công việc làm lúc tuổi già. Học nghề cũng là mang nghề về dạy cho con cháu có cái nghề thu nhập thêm lúc nông nhàn việc ruộng vườn. Bởi quê ông ngoài nghề làm ruộng thì chẳng có nghề phụ nào kiếm sống. Vì tất cả các gia đình ở xóm ông đều dựa vào mấy trăm mét ruộng lúa được chia. Thanh niên trong làng không có việc làm bỏ đi làm ăn xa hết.

    

Sau một thời gian được học nghề ở Hà Tây (cũ) ông trở về làng. Lúc đó cơn bão “ết” đã tràn qua làng ông. Hàng chục thanh niên trong làng đi làm ăn xa vì vô tình đã mắc bệnh. Rồi từng người, từng người lặng lẽ ra đi để lại vợ và những đứa con thơ dại. Những người vợ bị lây bệnh từ người chồng. Nhưng họ vẫn phải sống vì gánh nặng gia đình vì những đứa con. Và đối mặt với họ ngoài căn bệnh thế kỷ còn là không có đất canh tác, không công ăn việc làm, không có vốn và không có sức khỏe. Hầu hết những người nhiễm HIV ở Đá Bạc sống bằng nghề nông. Mỗi hộ chỉ được chừng vài trăm mét ruộng để sinh sống. Ông Kỷ nghĩ mình là một đảng viên, mình còn khỏe và may mắn hơn nhiều người khác. Mình phải là gương giúp đỡ những người bị nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, trong các buổi họp chi bộ ông luôn đề xuất việc giúp đỡ những người có HIV. Nghĩ là làm và ông lại lặn lội ra tìm những cơ sở làm mây tre đan ở Hà Tây (cũ) để nhận việc mang về nhà làm.

 

Năm đó, nghề mây tre đan phát triển. Các công ty xuất nhập khẩu thuê những lao động nhàn rỗi lấy mây, song sơ chế rồi đan thành sản phẩm. Họ có thể tự đến công ty xuất khẩu nhận về nhà làm. Sau khi được thành phẩm thì giao lại hàng. Để tạo giúp đỡ những người có HIV ông đến tận nhà từng người vận động họ đến học nghề do ông dạy. Ông tâm sự: Ban đầu vận động khó lắm. Nhiều người sức khỏe yếu lại mặc cảm bệnh tật. Nhưng rồi khi biết được học nghề và có thể làm tại nhà thì nhiều người cũng thấy vui. Ai đến tôi cũng dạy nghề. Khi học được nghề làm được thuần thục thì có thể mang hàng về làm tại nhà. Sau đó giao lại cho ông. Tuy nhiên, chỉ một sơ xuất nhỏ là có thể hỏng một sản phẩm. Do vậy, nhiều người mới học nghề thường làm sản phẩm bị lỗi. Những sản phẩm như vậy khi giao hàng đều bị chủ hàng trả lại và bắt đền với giá thành gấp nhiều lần tiền công. Không nỡ “bắt vạ” những người làm ông cố gắng sửa lại. Không sửa được có lúc bỏ tiền túi ra đền. Những lúc như vậy ông bảo với vợ con: Mình làm vậy bát cơm của nhà mình chỉ vơi đi một chút. Nhưng những người đang mắc bệnh họ đã không có vốn đi làm bị bắt đền thì cuộc sống của họ sẽ chẳng biết trông cậy vào đâu? Họ sẽ nản lòng và bỏ nghề. Từ 1-2 người làm rồi cơ sở của ông ngày càng đông người làm. Có lúc lên đến 16 người đến học và làm nghề. Ông Lưu Hữu Toán, Bí thư Đảng ủy xã Liên Sơn tâm sự với tôi: Nhiều người rất kỳ thị với người có HIV. Nhưng với ông Kỷ thì khác, ông là một đảng viên gương mẫu của Đảng bộ .

 

Mong có thêm nhiều hi vọng cho người có HIV

 

Căn nhà cấp 4 nằm ngay đầu xóm Đá Bạc. Căn nhà vừa là chỗ ở vừa là “xưởng” của ông Kỷ. Lúc này căn nhà chẳng có gì ngoài những khung sắt ngổn ngang và những sợi dây nhựa. Sau khi kinh tế bị khủng hoảng thì các công ty không còn xuất khẩu mây tre đan nữa. Một thời gian khi kinh tế phục hồi họ chuyển sang xuất khẩu đan rút nhựa vào khuôn sắt. Sản phẩm bàn ghế ngoài trời và ngồi uống cà phê. Đến giờ hầu hết các cháu ở đây đều thành thục nghề và nhận sản phẩm về nhà làm.

 

Chúng tôi đến thăm chị Bùi Thị H năm nay 25 tuổi là một bệnh nhân bị nhiễm HIV từ chồng ở xóm Đá Bạc. Chị tâm sự: Trước đây, kinh tế gia đình em ngoài mảnh ruộng hơn 300m2 còn phụ thuộc vào chồng em đi làm ăn xa.  Anh ấy đã mất đã mấy năm nay nên hai mẹ con chỉ trông cậy vào mảnh ruộng đó. Ruộng cấy may ra thì đủ gạo ăn. Nếu không có nghề phụ thì không biết sống ra sao? Mấy năm trước em cũng được bác Kỷ dạy nghề mây tre đan và tạo việc làm ngay tại nhà. Với bọn em là người bị bệnh có sức khỏe yếu không thể làm công việc nặng nhọc được. Đây là công việc phù hợp. Thời gian hết việc em chuyển sang chẻ tăm mành. Làm tăm mành công rất rẻ chỉ được 1.000 đồng/kg. Mỗi ngày nếu chịu khó làm thì chẻ được 4-5 kg. Như thế chẳng đủ chi tiêu trong nhà. Thời gian gần đây, bác Kỷ lại tạo điều kiện dạy nghề đan rút nhựa cho em. Tuy việc không đều nhưng mỗi tháng thu nhập cũng được 600-700 nghìn đồng. Với em nguồn thu nhập như thế cũng tạm đủ trang trải cho hai mẹ con qua ngày. Bác Kỷ cũng đã giúp nhiều người bị nhiễm HIV ở đây. Nhờ có nghề mà nhiều người có thêm thu nhập nuôi con cái.

 

Nhà chị Nguyễn Thị Th ở cuối xóm  Đá Bạc. Đất nhà chị chỉ đủ chỗ ở. Chồng chị vừa mất vì căn bệnh ASDI chưa đầy tháng. Chị bảo ngày trước cả nhà trông vào hơn 400 m2 ruộng lúa. Ngày rảnh rỗi anh đi làm. Khi biết bệnh anh ở nhà rồi cùng chị đi mua sấu non. Công việc này như đánh bạc với trời. Năm nào được mùa thì được ăn. Còn không thì chịu thua lỗ. Khi biết bác Kỷ dạy nghề và tạo việc làm tại nhà thì chị theo học. Công việc này mỗi tháng chị cũng kiếm thêm được cho gia đình 700-800 nghìn đồng. Anh mất để lại cho chị hai đứa con nhỏ dại. Chị bảo: vài bữa nữa cho tinh thần ổn định thì em cũng học nhận đan rút nhựa của bác Kỷ. Bây giờ mình bị bệnh không có sức khỏe thì làm công việc như này là thích hợp anh ạ!

 

Ông Kỷ tâm sự: Tôi mong muốn nhận được nhiều hàng và tạo việc làm cho tất cả những người có H ở đây nhưng hàng xuất khẩu ngày càng ít. Bây giờ nhiều người ở Hà Nội cũng nhận việc về nhà làm. Nên mỗi tuần tôi chỉ nhận được khoảng 200 mảnh ghế, hoặc bàn nhựa. Tiền công tùy từng loại: 3 nghìn, 9 nghìn,12 nghìn/cái. Làm xong lại mang ra giao lại cho công ty. Giờ đây chỉ có 3 người làm. Nhiều hôm ông phải dậy từ 3 giờ sáng để “giành giật” với những bạn hàng khác nhằm tạo việc làm cho những người bị nhiễm HIV.

 

Xóm Đá Bạc còn 19 người nhiễm HIV. 19 con người cần một công việc, có một cái nghề để làm như bao con người bình thường khác. Nhưng với họ cái khác là họ không có sức khỏe. Họ rất cần một công việc hợp với sức khỏe của mình. Ông Kỷ bảo thỉnh thoảng lại thấy có người đi qua nhà hỏi; Bác Kỷ ơi có hàng làm không? Ông lại ứa nước mắt khi trả lời: không. Ông luôn trăn trở rằng dù cố gắng đến đâu thì ông cũng chưa thể giúp được hết những người bị nhiễm HIV ở quê ông.

 

                                                                                      Việt Lâm   

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục