Gia đình những người nhiễm HIV ở xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn)  đã lấy lại niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.

Gia đình những người nhiễm HIV ở xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã lấy lại niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.

(HBĐT) - Trở lại thăm Đá Bạc - xã Liên Sơn (Lương Sơn) lần này không phải để nắm thêm thông tin về “miền đất dữ” với 26/34 người từng bị nhiễm HIV /AIDS được phát hiện vào năm 2003 bởi những thông tin đó từng làm rung động báo giới và cái tên “Đá Bạc” trở nên “nổi tiếng” không ngờ (nếu vào dịch vụ tìm kiếm trên In -tơ-nét, sẽ dễ dàng thấy được). Trở lại, để hiểu và thấu hiểu hơn tâm tư những người trong cuộc hôm nay: họ vẫn còn nhiều tâm trạng nhưng đã thực sự gột rửa được nỗi chán chường mà đã có niềm vui sống. Bên cạnh họ, cộng đồng đã mở lòng, sẻ chia.

 

Câu chuyện cũ như là điều ám ảnh...

ông Lưu Hữu Toán, Chủ tịch UBND xã giãi bày: Năm 2003, từ một thanh niên Đá Bạc đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự trở về đã lộ ra một sự thật về nhóm người đi làm vàng ở Đà Nẵng trước đây: có nhiều người dính H  (do dùng chung kim tiêm khi chủ bưởng bắt tiêm phòng sốt rét). Làng trên, xóm dưới râm ran bàn tán; nỗi lo lắng, sợ hãi tràn ngập trong các gia đình có người nhiễm HIV. Điều đáng ngại là có người đã truyền bệnh cho vợ mà vô tình không biết. Số người bị nhiễm trên địa bàn lên tới  26 người và trong số này đã có nhiều người tử vong. Không khí ngột ngạt bao trùm lên xóm làng; đã xuất hiện khá nhiều cung bậc thái độ đối với các trường hợp nhiễm HIV: thương cảm, xót xa nhưng chưa hẳn là đã cảm thông, không kỳ thị. Do không hiểu biết, có người sợ bị lây. Người nhiễm HIV một là không dám xuất hiện nơi cỗ bàn, cưới xin nhưng nếu xuất hiện cũng khiến người đối diện cùng ăn, cùng ngồi ngại ngần. Chuyện bắt tay, nói chuyện bình thường cũng gượng gạo. Có gia đình còn cho con em mình ăn uống bằng bát đĩa riêng. Chị Nguyễn Thị T. (lây từ chồng) nghẹn ngào nhớ lại: lần về quê ngoại, còn bị người thân khuyên: về Đá Bạc đi, ở lại đây sợ con si -đa lắm. Chị Đ. Q., trồng được mớ rau muống, rao bán cũng khó vì có người sợ ăn rau của chị sẽ lây; con đi học cũng bị bạn bè lảng tránh. Bản thân chị buồn nản, không biết mình có qua khỏi, còn tương lai đứa con sẽ ra sao, dựa vào đâu để đi hết hành trình cuộc đời. Hiếm có người nào ở Đá Bạc những năm tháng đó lại thờ ơ, đứng ngoài những tâm trạng đó...

 Bàn tay đã nắm bàn tay...  

Trên con đường làng Đá Bạc hôm nay, ông Bạch Văn Viên, Trưởng thôn, đồng thời là Chủ nhiệm CLB “Cùng chia sẻ nhận định: cũng may, sau một thời gian, sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV và gia đình người nhiễm cũng mau chóng được hoà giải. Bản thân người bị nhiễm cũng đã được cởi bỏ tâm lý tự ti, lo lắng, hoang mang;  cộng động cũng hiểu được bản chất của sự cố đáng tiếc này. Mối quan tâm đến số phận những người có HIV được khởi động từ nhiều phía, bắt đầu từ công tác tuyên truyền, vận động của các cấp uỷ, chính quyền và ngành chức năng địa phương. ông Lưu Hữu Toán cho rằng, người dân sẽ có nhận thức đúng nếu bằng trực giác được thấy những hoạt động, sinh hoạt thường nhật giữa người không mắc bệnh và người bị nhiễm nên nhiều cán bộ, đảng viên đã chứng minh cho bà con thấy rằng: có ăn uống, ngồi chung, bắt tay, trò chuyện với người bị HIV cũng là điều bình thường, không có gì nguy hiểm. Vì thế, bản thân nhiều cán bộ xã, xóm trong đó có ông Toán, anh Viên, ông Kỷ ngồi ăn uống trò chuyện bình thường và nhiều lần với chính người bị HIV. Bản thân anh Viên tham gia CLB “Cùng chia sẻ với các hội viên nhiễm H, nhất là khi có dự án UNFPA cùng sự vào cuộc của Hội LHPN tỉnh (với mô hình CLB cùng chia sẻ); mối quan tâm, chia sẻ gữa mọi người được thể hiện sâu sắc, thiết thực hơn. Nhiều người có H và không bị nhiễm H đã tham gia CLB, được tư vấn, tìm hiểu về HIV cùng các hoạt động thể thao, văn hoá mang tính giải trí (hiện nay, CLB đã có trên 50 hội viên, trụ sở CLB chính là Nhà văn hoá thôn bản). Một số người được vay vốn để phát triển kinh tế. Trong khuôn khổ của dự án, nhiều bệnh nhân H. như chị Q. đã từng được ông Quách Thế Tản, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh đến thăm hỏi tại nhà riêng; các đoàn cán bộ, chuyên gia y tế cũng sát cánh cùng bệnh nhân HIV. Sự động viên, gần gũi, sẻ chia của cộng đồng không những làm người nhiễm HIV và gia đình họ được cởi bỏ mặc cảm mà còn làm không khí làng xóm bớt nặng nề hơn... Chị Q. đã từng bộc lộ tâm trạng: “Bây giờ, có cái gì em cũng bán tại nhà. Khách vào mua gà, mua củ sả không còn cảnh giác hoặc thể hiện như kỳ thị như trước... 

Và con tim đã vui  trở lại...  

Một ngày cuối năm 2011, thăm gia đình anh chị Nguyễn Đình H. (39 tuổi) và chị Nguyễn Thị H. (32 tuổi) cảm nhận được niềm vui đã trở lại ngôi nhà nhỏ ven đường ở Đá Bạc. Anh đã ít nói về chuyện buồn xưa cũ mà nhắc nhiều đến chuyện làm ăn, mùa màng, chuyện được vay vốn 20 triệu đồng cách đây 4 tháng và đã xuất đàn lợn (700 kg, đã trừ chi phí còn được 15 triệu đồng), dự định tiếp tục đầu tư chăn nuôi trong năm 2012. Chị H. kể nhiều về 2 người con với ánh mắt rạng ngời: đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ 11 tuổi khoẻ mạnh, chăm ngoan, học khá. Bản thân chị, sau nhiều lần đi khám đã nhận được tin lành: không có H. Giờ cả 2 vợ chồng đều là thành viên của CLB “Cùng chia sẻ. Con đường phía trước không còn mịt mờ như hồi người chồng nhận được thông báo bị nhiễm HIV nữa. Cuộc sống gia đình, những người con là chỗ dựa để anh H., chị H. vững vàng bước tiếp... Không ai có thể găm mãi trong mình nỗi đau và sự ám ảnh bởi bao điều cần phải vượt qua ở phía trước. Nghị lực, ý chí đã giúp chị Q. thuốc thang qua bệnh tật để nuôi con ăn học. Chị B.H., sau những nỗi u ám khi chồng mất, khi biết mình nhiễm đã tươi lại niềm hy vọng mới, khi đứa con sinh ra không bị nhiễm. Có động lực, chị tích cực tham gia CLB cùng chia sẻ; được tham gia nhiều cuộc giao lưu chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ trong và ngoài tỉnh, thậm chí, chị đã được dự hội nghị những người có H toàn cầu lần thứ 17 ở Mê -xi-cô; tham gia các hoạt động xã hội khác. Bước qua những rào cản, chị B.H. đã được cộng đồng hiểu thêm và đồng cảm cũng như nhiều thanh niên khác ở Đá Bạc nhiễm H. như anh Q., anh K., anh T. ... làm nhà, xây dựng cuộc sống trên chính miền quê họ từng khiến họ sống buông xuôi, sống gấp. 

Cuộc sống của 82 hộ dân (367 nhân khẩu) ở Đá Bạc đã không còn những xáo trộn, bất trắc, dẫu dư âm câu chuyện buồn chưa hẳn đã mất đi. Điều mới hơn cần ghi là: nhiều người ở nơi khác đã đến với vùng đất Đá Bạc để gặp gỡ, sẻ chia, giống như thời chưa có cơn bão HIV /AIDS đi qua...

 

                                                                            Văn Tưởng

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục