Lực lượng công binh phải treo mình hàng giờ trên những mỏm đá có nguy cơ sạt lở cao để thực hiện việc khoan lỗ, nhồi mìn.

Lực lượng công binh phải treo mình hàng giờ trên những mỏm đá có nguy cơ sạt lở cao để thực hiện việc khoan lỗ, nhồi mìn.

(HBĐT) - Vụ lở núi xảy ra vào buổi sáng ngày 16/2 làm chết 2 người, gây ách tắc hoàn toàn tuyến QL 6 thuộc km 138 + 750 địa phận xã Đồng Bảng (Mai Châu) là vụ lở núi kinh hoàng nhất từ trước đến nay tôi được tận mắt chứng kiến. Nhưng với những CBCS - Bộ CHQS tỉnh tham gia làm công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (TKCHCN) nói chung và những người lính công binh nói riêng thì đây thực sự là "một trận đánh".

 

Đấu trí với... “sơn thần”  

Trận “đánh ấy” với Đại tá Trần Đức Duy, Phó CHT Bộ CHQS tỉnh có lẽ sẽ là một trong số những trận đánh không thể quên trong đời binh nghiệp. Với chất giọng khỏe khoắn, chắc nịch ông kể về cuộc “đấu trí” với “sơn thần” trong tâm trạng khá thoải mái sau những căng thẳng, mỏi mệt đã qua: là lực lượng thường trực, đóng vai trò chủ công trong công tác TKCHCN thế nên ngay sau khi nhận được thông tin vụ lở núi làm 2 người chết. Bộ CHQS tỉnh đã nhanh chóng triển khai lực lượng, đánh giá tình hình và tổ chức TKCHCN. Với lực lượng, phương tiện được huy động kịp thời nên đến 16h ngày 16/2, lực lượng TKCHCN đã di chuyển các hộ dân sống trong khu vực ra khỏi vùng nguy hiểm và tiếp cận vị trí người bị nạn. Tuy nhiên, nhận thấy nguy cơ còn rất cao, đất, đá có thể trượt lở bất cứ lúc nào. Nên lực lượng TKCHCN buộc phải rút khỏi hiện trường. Đúng như nhận định, sau khi lực lượng TKCHCN rút khỏi hiện trường chưa được bao lâu thì đất đá từ đỉnh núi trượt lở xuống vùi lấp toàn bộ công trường cứu hộ. Đại tá Trần Đức Duy trầm ngâm: anh cứ tưởng tượng, cả một nửa quả núi với hàng chục nghìn m3 trượt xuống vùi lấp hàng trăm mét đường. Nếu mình không có nhận định, đánh giá tình hình sát với thực tế đưa anh em ra khỏi vùng nguy hiểm thì có lẽ thương vong cho lực lượng TKCHCN xảy ra là điều khó tránh khỏi.

       

            Lực lượng công binh tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn phải dùng dây để leo lên đỉnh núi nổ mìn phá đá...

Còn khi nói về công tác đảm bảo an toàn cho lực lượng TKCHCN, Trung tá Đinh Văn Sinh, Chủ nhiệm Công binh - Bộ CHQS tỉnh cho biết: Ngay sau khi đất, đá tiếp tục sạt lở, chúng tôi đã trực tiếp leo lên đỉnh núi tìm hiểu, đánh giá tình hình. Từ đỉnh núi, không khó để thấy thế trượt của khối đất đá phong hóa taluy dương vẫn chưa ổn định. Tại vị trí km 138 + 600 (cách cung trượt lở cũ 20m) xuất hiện vết nứt hàm ếch rộng 15 - 20cm, dài 20m. Chính vì thế nếu tiếp tục tiến hành TKCHCN ngay dưới chân ta luy dương như phương án ban đầu sẽ rất nguy hiểm. Do vậy, sau khi bàn bạc, thống nhất sẽ dùng lượng nổ lớn để chủ động đánh sập các khối đất, đá có nguy cơ sạt lở từ trên đỉnh núi xuống. Phương án này đã có được sự nhất trí cao của lãnh đạo tỉnh và các lực lượng, đơn vị phối hợp tổ chức công tác TKCHCN. Nhiệm vụ khó khăn và vô cùng nguy hiểm này đã được giao cho lực lượng Công binh. Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Đinh Văn Sinh cho biết thêm: chúng tôi xác định đây là một “trận đánh”. Thế nên bằng mọi giá phải hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần và quyết tâm cao nhất.  

Trong cuộc “đấu trí” này, những người lính công binh đã phải treo mình trên những vách đá cheo leo trong mưa dầm rét buốt cùng sương mù dày đặc hàng giờ liền để khoan, nhồi thuốc nổ nhằm tạo một thế trận an toàn cho công tác TKCHCN. Nguyễn Hồng Đức, chiến sỹ công binh tham gia công tác TKCHCN gặp chúng tôi khi những giọt mồ hôi trên trán đã bết cả những lọn tóc lấm tấm bùn đất cho biết: Trong quá trình đặt mìn phá đá,  tìm người bị nạn, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là khi thực hiện nhiệm vụ trên núi cao, phải dùng thang dây để lên, xuống và phải treo mình trên những mỏm đá hàng giờ liền. Trong khi đó, hiện tượng đất, đá lở chưa ổn định. Ngoài ra, thời tiết nơi đây vào mùa này luôn có mưa cùng sương mù dày đặc khiến tầm quan sát bị hạn chế. Có những lúc hai người đứng cách nhau 5 mét cũng không nhìn thấy nhau. Nhưng với quyết tâm cao, những người lính công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong 3 ngày liên tục, lực lượng công binh đã dùng hơn 1,5 tấn thuốc nổ đánh sập một khối lượng đất, đá khổng lồ, tạo thế ổn định cho khu vực. Đồng thời, tích cực tham gia hiệp đồng, phối hợp hiệu quả với các lực lượng tìm kiếm thi thể nạn nhân bàn giao cho gia đình và địa phương tổ chức an táng. Nói về công tác TKCHCN, Đại tá Trần Đức Duy chia sẻ: Với vai trò là lực lượng chủ công, thường trực, đây là lần đầu tiên LLVT tỉnh tổ chức công tác TKCHCN có tình huống diễn ra phức tạp nhất, khó khăn nhất. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phải liên tục thay đổi các phương án cho sát với tình hình thực tế. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi triển khai công tác TKCHCN một cách toàn diện nhất với sự tham gia của nhiều đơn vị, lực lượng với quân số lên đến hàng trăm người. Trong đó, LLVT đóng vai trò chủ công với 30 CBCS thuộc các bộ phận của Bộ CHQS tỉnh; 30 CBCS Ban CHQS huyện Mai Châu, 30 CBCS Công binh cùng lực lượng DQTV 2 xã Tân Sơn và Đồng Bảng với hơn 195 người. Ngoài ra, còn có một lượng phương tiện máy móc khá lớn. Do đó, kinh nghiệm rút ra từ thực tế công tác TKCHCN đó chính là sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tập trung hoàn thành nhiệm vụ TKCHCN, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia TKCHCN.  

“Giải cứu” huyết mạch giao thông  

Vụ sạt lở núi đã gây ách tắc hoàn toàn QL6 - tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc  ở khu vực Mai Châu. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ TKCHCN thì vấn đề san gạt hàng chục nghìn m3 đất, đá, giải phóng đường giao thông trong thời gian ngắn cũng là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Do vậy, để giải cứu đường 6, lực lượng công binh một lần nữa đã đóng vai trò là lực lượng phối hợp với các lực lượng khác tham gia giải phóng đường với nhiệm vụ nổ mìn phá khối đá lớn, tạo điều kiện cho các phương tiện san gạt phát huy hiệu suất làm việc. Nói về nhiệm vụ trên, Đại tá Trần Đức Duy cho biết: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ TKCHCN, các đơn vị, lực lượng chức năng của Bộ GT-VT, UBND tỉnh và các đơn vị làm công tác khắc phục sự cố đã đề nghị Bộ CHQS tỉnh để lại 1 phân đội công binh với 10 đồng chí làm công tác phối hợp, giúp đỡ lực lượng thi công đánh phá những khối đá lớn và những mỏm đất, đá có nguy cơ sạt lở còn lại trên vách núi để tích cực góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng đất, đá, thông đường trong thời gian nhanh nhất.  

Thực hiện nhiệm vụ đó, trong những ngày qua, chủ động khắc phục những khó khăn, trên công trường “giải cứu” đường 6, những chiến sỹ công binh đã nêu cao tinh thần “vượt nắng, thắng mưa” cùng với các lực lượng chức năng đẩy nhanh tiến độ san gạt đất, đá. Với chức trách, nhiệm vụ, lực lượng công binh đã khoan lỗ, nhồi mìn đánh vỡ hàng chục khối đá với trọng lượng hàng nghìn tấn để các phương tiện dễ dàng múc, chuyển đến các vị trí một cách an toàn. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực địa và tổ chức đánh sập các mỏm đá có nguy cơ tiềm ẩn sạt lở cao. Trung tá Đinh Văn Sinh cho biết thêm: Tham gia khắc phục sự cố, lực lượng công binh tiếp tục nhận và đã giải quyết triệt để những vết nứt, gãy trượt, các mỏm đá có nguy cơ trượt lở cao trên đỉnh núi để đảm bảo an toàn cho việc thi công thông đường. Tính đến thời điểm này, có thể nói chúng tôi cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thi công.  

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở trên tuyến QL6, sau gần 10 ngày tích cực và khẩn trương khắc phục sự cố, đến ngày 24/2 những chiếc xe có tải trọng dưới 5 tấn và xe khách từ 30 chỗ trở xuống đã có thể lưu thông qua đoạn sạt lở. Huyết mạch giao thông lên vùng Tây Bắc đã nối nhịp trở lại!

 

                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục