Nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH-HĐH tại Khu di tích Pắc Bó (Cao Bằng).

Nơi bắt đầu con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH-HĐH tại Khu di tích Pắc Bó (Cao Bằng).

(HBĐT) - Với vị trí địa lý là những tỉnh địa đầu Tổ quốc, do vậy, Cao Bằng và Lạng Sơn cũng là những điểm xuất phát, khởi đầu của những con đường huyết mạch đi suốt chiều dài đất nước.

 

Pắc Bó - Điểm khởi đầu con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH

 

Ngót nghét 55 năm trước, một con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh đã được khai mở. Con đường hiên ngang băng mình trên dãy Trường Sơn hùng vĩ nuôi dưỡng chiến trường. Nó giống như một sợi chỉ đỏ bền bỉ, xuyên suốt qua những năm tháng bom đạn chi viện cho chiến trường miền Nam, chi viện hiệu quả cho cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông. Hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hơn 30 năm sau, con đường tiếp tục được khai mở cho một tầm vóc lịch sử lớn lao: một tuyến đường Hồ Chí Minh trong hòa bình, tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Được xem là tuyến giao thông huyết mạch thứ 2 của đất nước, tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH bắt đầu từ Khu di tích lịch sử Pắc Bó (Cao Bằng), nơi Bác Hồ đã đặt chân về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứ nước kéo dài đến điểm tận cùng phía Nam của đất nước ở đất mũi Cà Mau. Con đường có tổng chiều dài 3.167 km, trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía tây dài 500 km.     

 

Trong chuyến đi này, chúng tôi được đồng chí Sầm Việt An, Tổng Biên tập Báo Cao Bằng lưu ý: đến Pắc Bó không chỉ là về nơi cội nguồn cách mạng Việt Nam mà đến đây còn là dịp để về với km số 0 của con đường mang tên Bác thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Cũng không phải tìm đâu xa, ngay bên Khu đền thờ Bác và Khu trưng bày di tích lịch sử Pắc Bó vẫn có một thông báo: điểm khởi đầu dự án đường Hồ Chí Minh. Từ đây, con đường mới với vạch sơn vàng chia làn xe đặc trưng nối về xuôi. Theo đồng chí Sầm Việt An, từ điểm đầu Pắc Bó, con đường sẽ băng rừng, vượt sông qua Bắc Kạn về đến Phú Thọ rồi sang đất thủ đô, cắt ngang Đại lộ Thăng Long, qua Xuân Mai đến Hòa Bình rồi từ đây con đường theo sườn tây đất nước, theo dãy núi Trường Sơn vào các tỉnh phía Nam. Con đường có quy mô từ 2 - 8 làn xe, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình. Từ khi con đường Hồ Chí Minh thời kỳ CNH - HĐH được khai mở cho đến nay, nó đã khẳng định được vị thế là một tuyến giao thông huyết mạch của đất nước. Đường mở tới đâu, làng mạc, nhà máy, giao thông phát triển đến đấy. Đường mở đến đâu, cuộc sống người dân, đặc biệt là ở vùng phía tây đất nước vốn nghèo đói đều có sự chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, việc thông thương bên ngoài trở nên thuận lợi. Tuyến đường đã bổ sung sự thiếu hụt và góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ phát triển KT-XH ở những nơi nó đi qua. Từ Pắc Bó, con đường huyết mạch thứ 2 của đất nước đã và đang mang lại sự chuyển mình mạnh mẽ để những vùng đất như Hà Quảng (Cao Bằng) hay những miền còn gian khó của Bắc Kạn, Phú Thọ,  Hòa Bình và các tỉnh phía Nam, nơi con đường vươn tới có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện.

 

 

Hữu Nghị quan - điểm khởi đầu con đường kinh lý Bắc - Nam

 

Đã từng đến điểm cuối cùng của tuyến đường quốc lộ 1A tại thị trấn Năm Căn (Năm Căn - Cà Mau) nên cái máu theo chủ nghĩa xê dịch nhiều lần cứ thôi thúc phải đến được cửa Hữu Nghị quan, điểm đầu Km số 0 của tuyến đường quốc lộ 1 - điểm khởi đầu của con đường kinh lý Bắc - Nam; khởi đầu của mạch máu giao thông quốc gia. Quốc lộ 1A khởi đầu từ km số 0 ở cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc - Lạng Sơn), đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu của đất nước đi qua 31 tỉnh, nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tuyến đường có tổng chiều dài 2.301 km. Đây là tuyến đường kinh lý Bắc - Nam nên nó cũng được hình thành từ khá sớm. Theo một số sử liệu còn ghi lại, con đường kinh lý này được hình thành từ thời đất nước còn bị chia cắt thành đàng trong và đàng ngoài. Tuy vậy, phải đến thời nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước mới tu bổ và hoàn thiện con đường cái quan từ Bắc vào Nam này. Ban đầu con đường cũng chỉ nhỏ hẹp, chủ yếu dành cho việc vận chuyển người, hàng hóa bằng xe ngựa. Về sau cùng với sự cai trị của người Pháp, con đường đã được mở rộng, nâng cấp.

 

Trở lại điểm cột mốc km số 0, vì là điểm đầu của tuyến đường quốc lộ 1A, nối tuyến đường bộ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đây là nơi diễn ra hoạt động bang giao cũng như những biến cố thăng trầm của lịch sử. Trong đó, rõ nhất là trong hầu hết các cuộc xâm lược trong lịch sử thời phong kiến, giặc từ phương Bắc thường chọn đây là một mũi tiến quân chính. Cũng chính nơi này, cổng tam quan còn đó đầy uy nghi đã nhiều lần chứng kiến những kẻ tàn quân, bại trận của phong kiến phương Bắc hoảng sợ giẫm đạp lên nhau chạy về nước trong thất bại nhục nhã; còn đó ải Chi Lăng, Quỷ Môn quan là nơi quân - dân nước Việt thời Hậu Lê đã băm vằm tên ngạo tướng Liễu Thăng đến nỗi không còn ai nhận rõ hình hài. Đến giờ, km số 0 vẫn còn đó, cùng với cột mốc biên giới 1116 đã khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia của một dân tộc luôn đặt 2 chữ hòa hiếu lên hàng đầu. Nhưng dân tộc ấy cũng luôn biết đứng lên, sẵn sàng hy sinh xương máu để gìn giữ, bảo vệ chủ quyền từng thước đất cha ông để lại trước những kẻ còn dã tâm xâm lấn biên cương đất mẹ dù trên bộ hay trên biển.

 

 

                                                                     Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục