Các lực lượng vẫn đang khẩn trương triển khai công tác CHCN một cách tích cực với tinh thần, quyết tâm cao nhất để đưa các nạn nhân còn lại ra khỏi vị trí bị nạn.

Các lực lượng vẫn đang khẩn trương triển khai công tác CHCN một cách tích cực với tinh thần, quyết tâm cao nhất để đưa các nạn nhân còn lại ra khỏi vị trí bị nạn.

(HBĐT) - Gần 300 người gồm lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) - Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lực lượng Dân quân các xã Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Do Nhân; lực lượng cứu hộ hầm lò chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang nỗ lực hết mình cho nhiệm vụ CHCN các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) xảy ra từ ngày 18/11/2015.

 

Sáng ngày 19/11, trao đổi với phóng viên Báo Hoà Bình tại hiện trường vụ sập hầm thăm dò khai thác than tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Do đường hầm nhỏ hẹp, không thể đưa được phương tiện máy móc vào nên Ban Chỉ đạo CHCN xác định phương án thủ công là phương án chính. Do vậy, sẽ huy động lực lượng luôn đảm bảo tại hiện trường thường trực khoảng 300 người làm liên tục không nghỉ với mục tiêu cố gắng đưa được các nạn nhân ra nhanh nhất có thể.

 

Như chúng tôi đã thông tin vào khoảng 8h00’ ngày 18/11 tại khu vực Đồi Dậy thuộc xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã xảy ra vụ sập hầm (bục túi nước) khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn. Khi đó, trong hầm có 7 công nhân đang làm việc. Khi vụ sập xảy ra có 4 người thoát nạn chạy ra ngoài và 3 người bị mắc kẹt lại. Đến 16h cùng ngày, lực lượng CHCN đã tìm thấy 1 thi thể nằm cách cửa lò khoảng 500m. Nạn nhân được xác định là anh Bùi Văn Thỏn (sinh năm 1979) trú tại xã Phú Lương (Lạc Sơn) - trưởng ca. 2 người vẫn còn bị mắc kẹt trong lò là Bùi Văn Tuấn (sinh năm 1992) và Bùi Văn Quý (sinh năm 1991) cùng trú tại xã Phú Lương. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng địa phương đã khẩn trương triển khai lực lượng, tổ chức CHCN.

 

Theo Ban chỉ đạo tìm kiếm CHCN tỉnh, trong suốt những ngày qua và tính đến thời điểm 16h00 ngày 20/11 tại hiện trường thường xuyên duy trì một lực lượng lớn khoảng gần 300 người gồm lực lượng Cảnh sát PCCC và CHCN - Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lực lượng Dân quân các xã Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Do Nhân; lực lượng cứu hộ hầm lò chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Trong đó, Công an tỉnh tiếp tục duy trì 50 cán bộ chiến sỹ; Bộ CHQS tỉnh huy động lực lượng Công binh và 100 Dân quân của xã Lỗ Sơn và các xã lân cận túc trực, thay phiên nhau vào đường hầm đào, dọn, di chuyển đất đá. Ngoài ra, lực lượng CHCN còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực, hiệu quả của một số công nhân Công ty TNHH Tân Sơn và nhân dân địa phương. Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, Trưởng Ban Chỉ đạo CHCN tiền phương tại hiện trường cho biết: Ngoài lực lượng CHCN của tỉnh, huyện và nhân dân địa phương thì đến 19h00 ngày 19/11 có một số chuyên gia cứu hộ hầm mỏ thuộc Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đã được mời đến hiện trường khảo sát, đánh giá tình hình và đưa ra các phương án CHCN phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn. Tiếp đó, từ 01h30’ đêm ngày 20/11 có thêm 20 nhân viên cứu hộ hầm mỏ chuyên nghiệp thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam vào cuộc cứu hộ 2 nạn nhân còn lại của vụ sập hầm.

 

Theo thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN - Công an tỉnh cho biết: Theo sơ đồ do Công ty TNHH Tân Sơn cung cấp thì tổng chiều dài của đường lò vào khoảng 700m. Sau khi tiến hành trinh sát, kiểm tra đã xác định vị trí sập ở khoảng 100m cuối của đường lò. Do ở vị trí xa cộng với đường hầm nhỏ với chiều ngang chỉ khoảng từ 1,2 - 1,4m; chiều cao từ 1,6 - 1,7m nên đã gây nhiều khó khăn cho công tác đào, di chuyển đất đá ra khỏi khu vực đường lò bị sập.

 

Tuy vậy, các lực lượng vẫn đang khẩn trương triển khai công tác CHCN một cách tích cực với tinh thần, quyết tâm cao nhất để đưa các nạn nhân còn lại ra khỏi vị trí bị nạn.

 

                                                              

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục