(HBĐT) - Anh Thuận là người con thứ ba trong gia đình có 4 anh em. Hai anh trai đầu được ăn học tử tế, nay đang công tác các cơ quan trên thành phố. Anh nào cũng nhà cao, cửa rộng, tiện nghi đầy đủ. Còn anh, lớn lên, bố mất anh phải nghỉ học rồi đi bộ đội, những năm tháng ở trong quân ngũ được rèn luyện ý chí, kỷ luật và tình yêu thương. Xuất ngũ về quê, anh lấy vợ ở nhà làm ruộng, trồng rừng, làm nương nuôi mẹ già. Thỉnh thoảng các anh cũng có đồng quà, tấm bánh và hỗ trợ ít tiền để anh phụng dưỡng mẹ.

 

Ở quê, lao động vất vả nuôi 2 con nhỏ, đứa học lớp 5, đứa đi mẫu giáo, cô em gái út lấy chồng xã dưới, dạy mầm non, đồng lương cô nuôi dạy trẻ chật vật, nuôi con nhỏ nên cũng chẳng có điều kiện giúp đỡ.

 

Một hôm, mẹ anh ốm, vợ chồng anh thu xếp ra ruộng làm cỏ lúa về sớm thì các anh trên thành phố về thăm, chẳng rõ bàn bạc gì, anh hỏi thì được bác cả trả lời:

- Chú thì có gì mà đóng với góp.

Vợ anh hỏi:

- Thế ý mẹ thế nào?

- Mẹ à! Mẹ nhìn anh rồi ngoảnh mặt vào trong không nói gì.

Vợ anh thở dài:

- ừ, cũng tại mình nghèo quá!

 

Gần một tháng sau, mẹ anh ốm liệt giường. Vợ chồng anh vừa đi làm, vừa tức tưởi chăm sóc mẹ, hôm bát cháo, hôm bát cơm nóng. Đêm về, vợ chồng thay nhau xoa bóp chân tay, mình mẩy cho bà. Nhìn vợ chồng anh Thuận ngày ngày thay phiên nhau, người đi làm, người chăm mẹ, bọn trẻ thì đi học vất vả, gầy xọp đi. Bà mẹ nhìn vợ chồng Thuận lo lắng, thều thào:

- Chúng nó không về à?

Vợ anh Thuận đỡ lời:

- Các bác ấy bận về sau, mẹ cứ yên tâm uống thuốc, nghỉ ngơi, đã có vợ chồng con bên mẹ là được rồi.

Mắt mẹ nhòa đi, với bà, lúc ốm đau, con cháu phụng dưỡng, cái tình là trọng, có phải tiền đâu là tất cả hoặc mất rồi cúng đơm linh đình là vô ích, che miệng thế gian mà thôi. Tay bà run run, cầm tay chị Thuận, bàn tay đen chai sạn:

- Mẹ thương các con nghèo, mẹ hiểu tấm lòng các con!

Nói rồi, bà lau vội hai hàng nước mắt.

 

                                                                               Văn Song (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục