Mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, Hội Xuân lại được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ, Hà Nội) và trở thành điểm đến văn hóa, giải trí và mua sắm quen thuộc phục vụ người dân Thủ đô đón Tết cổ truyền của dân tộc. Năm nay, Hội Xuân 2018 diễn ra từ ngày 2 đến 8-2 với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật, vừa phục vụ mua sắm các mặt hàng Tết chất lượng cao.

 

Một góc không gian Hội Xuân 2018 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật.

Toàn bộ không gian của Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật (VHNT) Việt Nam được phối cảnh hòa sắc mang đặc trưng của Tết Việt với hệ thống gian hàng trưng bày, triển lãm có thiết kế mỹ thuật đẹp mắt. Tết Việt được tái hiện qua những cảnh vật lâu đời, thân quen và gần gũi như: Mâm ngũ quả, nồi bánh chưng, câu đối Tết, nhà tranh, mái lá, ao sen, giếng đá ong. Nổi bật là chợ hoa ngày Tết rực rỡ sắc mầu, trong đó có nhiều cây cảnh độc đáo dùng trưng bày trong các gia đình. Bên cạnh đó, là các ông đồ ngồi "cho chữ ngày Xuân” cùng các hoạt động thao diễn tay nghề của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống của các địa phương như: Hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên - Huế), chạm bạc Châu Khê (Hải Dương) và các làng nghề, phường nghề truyền thống của Hà Nội như: Đèn lồng (Thường Tín), mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), làm chuồn chuồn tre (Thạch Thất), nón Chuông (Thanh Oai)... Tất cả tạo nên một không gian sống động và thân thuộc khiến mọi người có thể cảm nhận những nét đặc trưng của không gian Tết Việt xưa và nay. Khách có thể tìm thấy nhiều điểm chụp ảnh lưu niệm tại các không gian của Hội Xuân 2018, từ mái cổng vòm bằng rơm, tre nứa, các dãy nhà mái lá đẹp tựa bức tranh chợ quê, rồi đến các bức thư pháp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thú vị nhất là các món quà quê dân dã như: bánh đa, bánh đúc, ngô nước, khoai lang luộc... làm dậy lên không khí Tết cổ truyền ấm áp.

 Để khai thác sâu không gian Tết Việt, giúp mọi người hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước, đặc trưng văn hóa của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc, những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt đón Tết cổ truyền ở các địa phương..., Ban tổ chức đã tổ chức triển lãm Du xuân qua những miền di sản với hơn 100 bức ảnh, quảng bá và trưng bày hình ảnh các di sản văn hóa, những điểm đến du lịch hấp dẫn như đưa người xem vào những chặng đường du Xuân đầu năm hấp dẫn. Khu trưng bày Tết Việt xưa và nay gợi lại những cảm giác thú vị với các hình ảnh Tết thời chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Tết thời bao cấp sau năm 1975, Tết thời trước đổi mới và Tết nay. Dù ở giai đoạn nào, dù có lúc khó khăn, thiếu thốn, Tết Việt vẫn luôn luôn mang giá trị, nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc, đem đến ý nghĩa sum họp, ấm cúng cho mỗi gia đình. Triển lãm cũng điểm lại những dấu ấn năm Tuất như danh nhân Việt Nam tuổi Tuất, Trạng nguyên tuổi Tuất và những dấu ấn năm Tuất trong lịch sử dân tộc. Triển lãm còn giới thiệu các nội dung trưng bày "đèn tre nghệ thuật”, tìm hiểu về nghệ thuật thưởng trà, thư pháp Việt.

Ở phần hội chợ của Hội Xuân 2018, do Ban tổ chức phối hợp ANA Việt Nam thực hiện, sẽ giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp sạch có nguồn gốc xuất xứ bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm phục vụ ngày Tết. Trong đó có các gian hàng về nông sản sạch và các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đã từng được giới thiệu qua các chương trình "Nông sản sạch” của Đài truyền hình Việt Nam. Hội chợ cũng dành riêng khu trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm trang sức đá quý.

Trong suốt thời gian Hội Xuân 2018, còn diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại, nghệ thuật đường phố, xiếc, múa rối... với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng.

 

                             TheoNhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục