Sáng ngày 22/2 (ngày mùng 7 tháng Giêng năm Mậu Tuất), tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền (cày ruộng) Đọi Sơn năm 2018. Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Tịch điền được tổ chức hàng năm vào ngày Mùng 7 tháng Giêng, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tham dự buổi lễ năm nay có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; ông Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018

Theo các tài liệu lịch sử cũng như truyền miệng trong dân gian, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất. Đó là Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại.

Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống được các triều đại về sau thực hiện. Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn.

Về phần lễ Tịch điền có các nghi thức như: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cùng các lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cùng các lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông

Tiếp đó là lễ bái yết Thần nông, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Đặc biệt, nghi lễ cày tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.

Ngoài các nghi lễ được tổ chức thành kính, trang trọng, trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn hàng năm còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Vật cổ truyền, biểu diễn trống của đội trống thôn Đọi Tam, vẽ trang trí trâu...

Cũng nhân dịp Lễ hội Tịch điền năm 2018, tỉnh Hà Nam đã tổ chức trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam năm 2017 cho 19 xã trên địa bàn toàn tỉnh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2018:

Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đọc sớ dâng vua Lê Đại Hành
Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đọc sớ dâng vua Lê Đại Hành
Màn múa trống khai Hội và múa rồng
Màn múa trống khai Hội và múa rồng
Đội múa lân tại Lễ hội Tịch điền
Đội múa lân tại Lễ hội Tịch điền
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước xuống ruộng
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước xuống ruộng
Sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá
Sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá
các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày
các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày
Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, ngô, lạc và thóc
Theo sau là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, ngô, lạc và thóc
Lễ hội được tổ chức hàng năm để cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Lễ hội được tổ chức hàng năm để cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Những hạt giống được gieo xuống sau đường cày cầu mong cho những vụ mùa bội thu.
Những hạt giống được gieo xuống sau đường cày cầu mong cho những vụ mùa bội thu.

Theo Dân Trí

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục