Ngày 4-3, tại Làng sinh thái di sản Pơ-mu nguyên sinh ở xã Axan, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam), đã diễn ra Lễ hội khai năm tạ ơn rừng lần thứ nhất thu hút đông đảo cộng đồng dân tộc người Cơ-tu tham gia.


Vũ điệu "Tung tung da dá" tại Lễ hội tạ ơn rừng.

Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bríu Liếc cho biết, từ bao đời nay, người Cơ-tu sinh sống ở rừng núi. Đối với họ, rừng núi là tài nguyên vô giá, giúp người Cơ-tu tồn tại và phát triển. Vì thế, Lễ hội khai năm tạ ơn rừng được tổ chức vào đầu năm âm lịch là dịp để thể hiện lòng biết ơn "Mẹ” rừng năm qua phù hộ, độ trì dân làng khỏe mạnh, làm ăn sung túc, nhưng thời gian qua, vì nhiều lý do mà lễ hội này trong thời gian dài đã bị mai một.

Để phát huy truyền thống văn hóa của đồng bào Cơ-tu, năm nay, huyện Tây Giang tổ chức tái phục dựng Lễ hội khai năm tạ ơn rừng nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của người Cơ-tu gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững; đồng thời, thông qua lễ hội góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng biên giới.

Lễ hội khai năm tạ ơn rừng lần thứ nhất Xuân Mậu Tuất gồm hai phần: lễ và hội. Trong đó, phần lễ thực hành các nghi lễ liên quan đến phong tục "cúng rừng” theo truyền thống. Phần hội gồm các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian lành mạnh gắn với du lịch khám phá, trải nghiệm rừng cây di sản Pơ-mu, rừng hoa đỗ quyên trên đỉnh K’lang, cùng các điểm du lịch sinh thái như thác R’cung, điểm dừng chân Azứt, đỉnh Quế…

Huyện Tây Giang nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với nước bạn Lào. Toàn huyện có diện tích rừng hơn 91.368 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 70% diện tích, với nhiều cánh rừng quý như khu rừng lim, rừng đỗ quyên cùng với sự đa dạng của hệ thống động thực vật quý hiếm. Hiện tại, địa phương đang "sở hữu” khu rừng Pơ-mu cổ thụ, với hơn 2.000 cây có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả nghìn năm, trong đó 725 cây Pơ-mu đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Phát biểu tại lễ hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhấn mạnh, việc khôi phục Lễ hội khai năm tạ ơn rừng là một hoạt động ý nghĩa, góp phần gắn kết bền chặt hơn nữa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa giữ rừng trong đời sống của đồng bào vùng cao của tỉnh.

 

                           TheoNhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục