(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, cuộc sống, sinh hoạt gắn liền với rừng và làm giàu nhờ khai thác đúng lợi thế, phát triển kinh tế bền vững từ rừng, anh Bùi Huy Tiến, xóm Khăm, xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã có hơn 200 ha rừng ở nhiều xã của huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Nhờ sự cần cù, chịu khó, nhạy bén với những cơ hội kinh doanh, anh Tiến đã vươn lên làm giàu trên chính đất quê hương còn nhiều gian khó.


Sinh năm 1975 và lớn lên trong gian khó, hơn ai hết, anh Tiến cùng những thanh niên trong làng cùng thời hiểu rõ nỗi vất vả của cái đói, cái nghèo và luôn có mong muốn cháy bỏng vươn lên thoát nghèo. Trước đây, người dân Bình Sơn biết đến trồng rừng theo dự án PAM 3352, gia đình anh cũng bắt đầu trồng rừng từ năm 1992, tuy nhiên, khi đó việc trồng rừng chưa thật sự chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Năm 1994, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ. Năm 1996 hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương, do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, anh Tiến đã đi một số nơi như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình để kiếm sống. Nhưng càng đi xa, anh càng nhận thấy rằng không nơi đâu bằng quê hương mình nên đã quyết định trở về lập nghiệp tại nơi "chôn nhau cắt rốn". 

Anh Tiến chia sẻ: Tôi trồng diện tích rừng đầu tiên tại xã Bình Sơn với 60 ha vào năm 1999. Năm 2004 tiếp tục trồng thêm 50 ha tại xã Trường Sơn cũ (Lương Sơn), năm 2008 trồng 104 ha tại xã Đú Sáng và một số diện tích nhỏ lẻ khác ở các xã trên địa bàn huyện. Toàn bộ diện tích tôi trồng giống keo tai tượng và khai thác theo chu kỳ 5 năm. Tuy nhiên, nhận thấy năng suất mang lại không hiệu quả bằng giống keo Úc, vì thế, 2 năm nay, tôi chuyển hẳn sang trồng giống keo Úc cho những diện tích đã khai thác và trồng mới lại. Mặc dù keo Úc giá 1.500 đồng/ cây, cao gấp 3 lần so với keo bình thường (500 - 600 đồng/cây), nhưng giống có sức sống bền bỉ và dẻo dai hơn, cây nhanh lớn, chống lại được sâu bệnh hại, không bị thối, chết cây như loại keo thông thường. Ngoài ra, khi xuất bán giống keo mới cho cân nặng cao, đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều. Chưa kể rất phù hợp để giữ lại làm cây gỗ lớn sẽ cho giá trị cao hơn. 

Ngoài việc trồng rừng, anh Tiến còn chú trọng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Năm 2016, anh mở cửa hàng vật liệu xây dựng Huy Tiến tại ngã ba Khăm và xưởng sản xuất gạch block diện tích 400 m2, cung cấp vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng chủ yếu của bà con tại xã Bình Sơn và các xã lân cận. Đến nay, tổng thu nhập từ việc kinh doanh và trồng rừng đạt trên 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho ít nhất 13 người, mức lương từ 5 - 8 triệu đồng/người/ tháng. Những lúc cao điểm, anh Tiến phải thuê trên 1.000 công nhân phục vụ cho khai thác, dọn dẹp và trồng rừng. Công tác chuẩn bị mặt bằng cửa hàng để mở siêu thị mini cũng từng bước được hoàn thiện để đi vào hoạt động, kinh doanh. 

Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết: Anh Tiến là một trong những hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của Hội Nông dân xã, nhiều lần được xã, huyện biểu dương, khen thưởng là hội viên làm kinh tế giỏi, năm 2020, được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Anh là tấm gương sáng cho nhiều hội viên khác noi theo. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho những hội viên khác. Anh cũng thường xuyên chia sẻ, ủng hộ tiền và hiện vật giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện do xã, xóm phát động. Thời gian tới, xã tiếp tục tạo điều kiện để anh Tiến phát triển mô hình kinh tế, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con tại địa phương.

Khánh Linh

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục