(HBĐT) - Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị y tế dành cho các các y, bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp làm công tác sàng lọc, khám chữa bệnh còn thiếu, chị Vũ Thị Hoa điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã sáng chế tự làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, phục vụ tốt cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.


Chị Vũ Thị Hoa (ngồi giữa) cùng các y, bác sỹ Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) làm mũ bảo hộ chống giọt bắn để tự trang bị, bảo vệ khi thăm khám cho người bệnh. 

Bác sỹ chuyên khoa I Chu Thị Huyền, phụ trách Khoa Khám bệnh chia sẻ: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị y tế cho y, bác sỹ, điều dưỡng, những người trực tiếp tiếp xúc với người đến khám bệnh thiếu thốn. Bệnh viện hiện có 700, cán bộ, công nhân viên (CBCNV) nhưng mới được cấp 100 mũ bảo hộ ngăn giọt bắn. Nếu chờ được cấp phát thì rất lâu mới đến lượt. Hơn nữa, do số lượng được cấp phát mũ ít, nếu được cấp cũng không thể đủ để trang bị cho tất cả các y, bác sỹ, điều dưỡng của Khoa.

Trước thực tế đó, để có đủ trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho cán bộ của Khoa yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh, chị Vũ Thị Hoa đã tìm hiểu, mày mò, nghiên cứu chế tạo ra chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên liệu sẵn có, giúp các y, bác sỹ yên tâm hơn trong quá trình thăm khám cho người bệnh. Chị cho biết: Nguyên liệu để chế thành chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn được làm từ bìa nilon mềm dẻo, mút xốp, băng dính và dây chun co giãn. Cách làm cũng đơn giản. Thời gian để làm và hoàn thành 1 chiếc chỉ mất khoảng 10 phút. Về tác dụng bảo vệ, ngăn giọt bắn hoàn toàn không thua kém những chiếc mũ bệnh viện phải mua với giá khoảng 100 nghìn đồng/chiếc...

Điều dưỡng Bùi Thị Chinh, Khoa Khám bệnh chia sẻ: Quá trình sử dụng chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn do chị Hoa làm tôi thấy nó không khác gì chiếc mũ "xịn”. Rất thoải mái, dễ chịu. Chúng tôi có mũ tự chế này rồi thì những chiếc mũ bệnh viện mua về sẽ để dành cho các y, bác sỹ làm việc ở những bộ phận có nhiều nguy cơ hơn.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thúy ở bộ phận khám sàng lọc người ra vào ngay tại cổng bệnh viện cho biết thêm: Chiếc mũ bảo hộ bệnh viện cấp do có vành bằng nhựa cứng nên khi đeo thường gây ra những vết lằn. Đeo lâu thì bị đau ở những điểm tiếp xúc như trán hay vành tai. Còn chiếc mũ bảo hộ do chị Hoa làm không có vành cứng, được lót bằng xốp mềm nên chúng tôi có thể sử dụng liên tục cả ngày vẫn thấy thoải mái, không bị đau, lằn. Hơn nữa khi sử dụng rất thoáng khí, không bị đọng hơi nước làm mờ. Điều đó rất quan trọng, nhất là khi chúng tôi phải làm việc liên tục, tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm người ra, vào bệnh viện.

Chung quan điểm với các y, bác sỹ, điều dưỡng đã, đang sử dụng chiếc mũ bảo hộ do chị Hoa làm ra, bác sỹ Phạm Trung Thủy, Khoa Răng hàm mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) nhấn mạnh: Ngoài khẩu trang, có thêm chiếc mũ bảo hộ này, chúng tôi rất yên tâm. Nhất là đối với y, bác sỹ trực tiếp thăm khám, tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, hệ thống hô hấp của người bệnh.

Đồng chí Bùi Thị Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Đây là một cách làm hay, sáng tạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp. Tuy là sáng kiến nhỏ nhưng nó có ý nghĩa lớn, góp phần giúp bệnh viện chủ động giải quyết khó khăn, thiếu thốn về vật tư, trang thiết bị bảo hộ một cách kịp thời, đảm bảo an toàn cho CBCNV, y, bác sỹ trong quá trình tiếp xúc, khám, điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, Ban Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo bộ phận Công đoàn, Đoàn Thanh niên, CBCNV các khoa, phòng tiếp tục nhân rộng, triển khai việc làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn theo cách làm như ở Khoa Khám bệnh.

Cũng theo đồng chí Bùi Thu Hằng, hiện, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các khoa, phòng của bệnh viện đã đăng ký huy động nhân lực, trong những ngày tới sẽ làm khoảng 1.000 chiếc mũ bảo hộ chống giọt bắn để trang bị cho mỗi cán bộ, y, bác sỹ, điều dưỡng làm công tác khám, chữa bệnh, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mỗi người 2 chiếc. Trên mỗi chiếc mũ sẽ có dán logo của bệnh viện với khẩu hiệu "Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19" như là một quyết tâm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan tại bệnh viện.   



 Mạnh Hùng

Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục