(HBĐT) - Từ một người lính với tình yêu cây, yêu hoa, yêu ong, ông Mai Văn Chữ quyết định ở lại khu 3, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Sau 30 năm nuôi ong ở đất Hòa Bình đã mang lại cho gia đình ông cuộc sống ổn định, cơ ngơi khang trang.

 


Ông Mai Văn Chữ, khu 3, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) kiểm tra đàn ong trong vườn nuôi của gia đình. 

Ông Chữ quê ở Mỹ Đức (Hà Nội). Từ nhỏ, ông đã thích quan sát những chú ong chăm chỉ đi kiếm mồi. Khi vào quân đội, đóng quân ở Hòa Bình, ngoài thời gian làm việc, cứ rảnh là ông đến thăm các hộ nuôi ong ở quanh đơn vị. Khi đó, bà con nuôi ong hoàn toàn tự nhiên, mỗi nhà để vài thùng, lấy mật sử dụng trong gia đình. Ông mày mò đóng vài thùng ong nuôi để anh em trong đơn vị có mật sử dụng. Trong thời gian quân ngũ, ông nuôi được nhiều lứa ong. Đàn ong nào cũng phát triển, cho mật tốt.

Đầu năm 1990, ông nghỉ hưu. Không về quê, ông chọn thị trấn Kỳ Sơn (cũ) - nay là phường Kỳ Sơn làm nơi sinh sống và an hưởng tuổi già. Lúc này có nhiều thời gian để nuôi ong. Ông chịu khó tìm tòi, học hỏi về nghề nuôi ong qua các buổi hội thảo, tài liệu trên mạng và sáng tạo ra nhiều cách để giúp đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt. Từ vài đàn ong, đến nay, ông đã có 150 thùng ong. Mỗi tổ ong cho 10 lít mật/vụ. Như vậy, 150 thùng ong sẽ cho khoảng 1.500 lít mật, với giá bán 200.000 đồng/lít, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngồi trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi, thoang thoảng hương hoa bưởi, ông chia sẻ: Có được cuộc sống như này là do ong làm đấy. Nuôi ong dễ, nhàn, ít phải đầu tư. Đầu tư một tổ ong hết khoảng 200-300 nghìn đồng nhưng thu về khoảng 2 triệu đồng/vụ. Đàn ong tự đi kiếm mồi trên rừng, nhiệm vụ của người nuôi là tạo môi trường sống an toàn cho chúng. Khi đàn ong có vấn đề về môi trường sống, người nuôi phải biết can thiệp kịp thời.

Nói về môi trường sống của ong, ông cho biết: Ong đòi hỏi nơi yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh. Tổ của chúng phải được giữ yên ổn. Cuồng được làm chắc chắn, tránh mưa hắt, nắng rọi trực tiếp vào tổ. Và phải loại trừ con vật thiên địch. Đám ong đất là kẻ thù không đợi trời chung của đàn ong mật. Nếu để ông đất lọt vào thùng ong, coi như mất đàn. Do vậy, phải phòng trừ và loại bỏ được nguy cơ này.

Ông Chữ đã tìm ra cách để khắc chế kẻ thù của đàn ong. Trước mắt làm đường vào tổ ong chỉ đủ cho con ong mật chui vào. Ong đất vốn to hơn ong mật nên không vào tổ được. Cách thứ hai là tiêu diệt bằng bẫy sinh học. Ông dùng quả dưa hấu, khoét lỗ để thu hút đám ong đất đến ăn, như vậy sẽ không phá hoại đàn ong mật. Ngoài ra, ong đất rất thích thịt thối, ở khu nuôi ong bỏ vài miếng làm thức ăn cho ong đất. Khi chúng đã được thỏa mãn về thức ăn sẽ không phá ong mật. Hàng ngày, theo dõi đám ong thợ về, nếu 10 con về mà có 4-5 con mang theo phấn hoa và mật, chứng tỏ tổ ong phát triển tốt. Ngược lại, nếu đám ong thợ cả 10 con đều về không có mật hoa, thì tổ của chúng có vấn đề, phải can thiệp ngay. Người nuôi ong cũng cần phải tạo ong chúa tốt, đây là sự sống còn của đàn ong. Chỉ khi ong chúa sinh sản tốt mới tạo được thêm các thành viên mới cho đàn, tổ ong càng phát triển mạnh. Khi đã nắm rõ được đặc tính, tạo môi trường thuận lợi cho ong phát triển, người nuôi nhãn nhã.

 Việt Lâm

Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục