(HBĐT) - Trung tuần tháng Tư, tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) và các cộng sự vẫn miệt mài bám đồng ruộng xã Cao Sơn (Lương Sơn) kiểm tra tình hình sâu bệnh, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền và bà con nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.



Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến hướng dẫn nông dân xã Cao Sơn (Lương Sơn) kiểm tra tình hình phát triển của cây lúa. 

Tiến sỹ Yến nói vui: Dịch bệnh Covid-19 đang rất phức tạp, dịch bệnh trên cây trồng cũng vậy, chỉ cần không quan tâm chỉ đạo sát, nắm bắt kịp thời, có thể phát sinh nhanh chóng từng ngày, nhất là khi thời gian lúa lên đòng, đẻ nhánh, nhiều nguy cơ cao phát sinh rầy nâu, tàn phá mùa màng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nông dân. Là người có trình độ chuyên môn, trách nhiệm, nhiệt huyết, tham gia công tác tại chi cục từ năm 1995, đến đầu năm 2016 giữ chức Bí thư chi bộ, Chi cục trưởng Chi cục BVTV. Đồng chí Nguyễn Hồng Yến luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, viên chức phát huy khả năng sáng tạo, đặt hiệu quả, chất lượng công việc lên hàng đầu; quan tâm xây dựng, tổ chức hoạt động mạng lưới BVTV cơ sở để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả.

Đồng chí Yến đã kịp thời tham mưu các văn bản để UBND tỉnh, Sở NN&PTNT ký ban hành về các biện pháp chỉ đạo phòng trừ dịch hại; khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với sản xuất, trồng trọt. Chi cục đã kiểm tra, giám sát quá trình khảo nghiệm, trình diễn, sản xuất thử và thẩm định, đề nghị công nhận 9 giống cây trồng nông nghiệp, gần 50 loại phân bón mới. Thực hiện tốt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; mở 215 lớp tập huấn hiện trường (FFS) cho nông dân về kỹ thuật canh tác; tổ chức gần 1.400 lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại và sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV; thẩm định đề nghị cấp và cấp 8 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho trên 300 ha cây rau, cây ăn quả...

Trong 3 năm qua, không có đối tượng sâu bệnh nào gây hại thành dịch trên các loại cây trồng của tỉnh. Các kế hoạch gieo trồng; diện tích, sản lượng các cây trồng chính đều đạt và vượt yêu cầu. Các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ theo kế hoạch đều hoàn thành trước hạn và đúng hạn, trong đó, trên 20% số nhiệm vụ hoàn thành vượt mức từ 20-50%. Chi cục đã phối hợp tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất trồng trọt như: Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; đề án cải tạo vườn tạp; đề án phát triển bưởi đỏ, bưởi da xanh; đề án IPM; thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; đánh giá và chứng nhận sản phẩm OCOP; đề án nông nghiệp hữu cơ. Công tác dự tính, dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng, góp phần quan trọng giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do những đối tượng dịch hại nguy hiểm (rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân) gây ra...

Bên cạnh đó, Tiến sỹ Yến đã tích cực tham gia đổi mới công tác quản lý, nghiên cứu đề tài khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất. Nhiều đề tài, sáng kiến đã phát hiệu quả cao như: giải pháp "Nghiên cứu quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng, chống sâu hại cây có múi", giúp người sản xuất giảm trên 70% chi phí phòng trừ sâu hại; giải pháp "Nghiên cứu quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm mía ăn tươi phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu", mở ra hướng mới trong tiêu thụ mía ở Hòa Bình, đặc biệt, đã xuất được những lô hàng đầu tiên sang những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ. Giải pháp được Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ 7 trao giải nhì. Đề tài cấp bộ về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại vùng rễ cây ăn quả có múi; đề tài bảo tồn giống quýt Miền Đồi...

Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành NN&PTNT, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu NN&PTNT, kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Từ năm 2016 đến nay, đồng chí Nguyễn Hồng Yến liên tục được công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở hàng năm; năm 2016 được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; năm 2017 được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, được cấp ủy, chính quyền và nông dân tin yêu gọi là tiến sỹ của nông dân.

Lê Chung

Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục