Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh

(HBĐT) - Năm 1980, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh xung phong lên vùng cao Đồng Ruộng (Đà Bắc) dạy học. 5 năm công tác tại các trường vùng cao, suối sâu, dốc đá đều in dấu chân người giáo viên trẻ.

 

Khi được phân công về trường TH Kim Đồng, thị trấn Đà Bắc, chị có điều kiện sưu tầm nhiều mẩu chuyện về Bác Hồ. Chị đã về tận Hà Nội, dành tiền mua băng, đĩa, sách về Bác. Triệu Thị Thu Hà giờ đã là cán bộ lãnh đạo Tỉnh Đoàn nhưng vẫn nhớ như in câu chuyện Bác rất thương loài vật mà cô Thanh đã kể cách đây 20 năm. Nhờ sự dìu dắt của chị, Hà đã đoạt giải nhất tỉnh trong cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ. Liên tiếp những năm sau đó, những câu chuyện về Bác do chị truyền dạy đã giúp cho nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi. Tiêu biểu như em Nguyễn Thùy Linh giành giải đặc biệt trong cuộc thi kể chuyện theo sách thiếu nhi do Tỉnh Đoàn tổ chức năm 1997. Tại cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” toàn tỉnh năm 2007, Bàn Anh Thư - một học sinh dân tộc Dao đã đạt giải nhất và tiếp tục đứng đầu khu vực 32 tỉnh, thành phía Bắc, rồi giành giải ba quốc gia.

 

Với tâm niệm, mình sưu tầm và thuộc nhiều câu chuyện về Bác nhưng nếu chỉ mình biết thì hiệu qủa sẽ không cao. Vì vậy, chị đã tham gia cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh huyện Đà Bắc và đạt giải ba. Trong giảng dạy, chị thường đưa hình ảnh Bác vào  những giờ ngoại khóa. CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động làm cháy lên lửa lòng của cô giáo nơi vùng cao. Chia nhỏ những nội dung học tập thành các chuyên đề, trò chơi - sáng kiến đó đã làm cho tấm gương của Bác trở nên gần gũi ngay cả thiếu nhi cũng học và làm theo bằng những việc làm cụ thể, hàng ngày. Các em đã lập được hộp phấn dùng chung, quyên góp hàng nghìn bộ quần áo cũ tặng bạn nghèo. Những câu chuyện về Bác còn được chính các em kể trên loa cho các bạn, các cô trong trường cùng nghe và rút ra bài học cho mình. Với cách làm như vậy, trong 30 năm công tác, nhiều thế hệ học sinh đã được nghe kể về tấm gương đạo đức của Bác. Ngoài ra, trong giảng dạy, chị thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, thiết kế bài giảng trên máy tính.

 

Trong nhiều năm giảng dạy, cô chưa hề có học sinh lưu ban hoặc ngồi nhầm lớp. Chất lượng giảng dạy và giáo dục do lớp cô chủ nhiệm năm nào cũng vượt chỉ tiêu và có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi. Nếu chỉ tính bình quân mỗi năm có 15 em đạt học sinh giỏi các cấp, chặng đường 30 năm công tác của cô đã có vài trăm học sinh đạt giải các cấp. Bản thân cô nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, năm học 2008 - 2009 đạt giáo viên giỏi cấp quốc gia. Năm 2010, cô được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú và được tặng bằng khen trong thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

      

 

                                                                                         Cẩm Lệ

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục