(HBĐT) - Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư (NĐT) tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính và các thủ tục khác liên quan đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Có dự án cũng có nghĩa công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất được triển khai mạnh mẽ. Tuy vậy, đây là nhiệm vụ luôn gặp rất nhiều khó khăn, bởi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong diện phải GPMB.



Do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên công trình đập đầu mối dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn) chậm tiến độ đề ra.

Tại nhiều cuộc họp của UBND tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ: Công tác GPMB của nhiều công trình, dự án vướng mắc, dẫn đến chậm tiến độ triển khai xây dựng theo yêu cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tỉnh. Việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác GPMB. Có nơi cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quyết liệt chỉ đạo các nhiệm vụ GPMB. Công tác GPMB nhiều công trình, dự án trọng điểm đầu tư vốn trong và ngoài ngân sách gặp nhiều khó khăn trong chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC), kéo theo ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Hiện, tỉnh đang triển khai 14 dự án trọng điểm vốn ngoài ngân sách và 6 dự án trọng điểm vốn đầu tư công, trong số này hầu hết gặp khó về mặt bằng. Đơn cư như dự án khu đô thị mới Trung Minh A, phường Trung Minh (TP Hoà Bình). Dự án lựa chọn được NĐT theo hình thức đấu thầu và đã chi trả tiền bồi thường, GPMB cho 255/310 hộ dân có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng, tương đương gần 50 ha. Tuy nhiên, dự án đang rất chậm do chưa hoàn thành GPMB. NĐT khẳng định sẽ khởi công ngay sau khi được bàn giao đất tại thực địa, do vậy mong muốn UBND TP Hòa Bình đẩy nhanh công tác GPMB, thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa tại xã Suối Hoa (Tân Lạc) của Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn mới hoàn thành GPMB 133,45/146,6 ha. Để dự án khởi công được trong tháng 9 tới, NĐT đề nghị sớm hoàn thành công tác GPMB, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất và một số công việc khác.

Hay như dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai Hà Nội (giai đoạn 1), được HĐND tỉnh Hòa Bình phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 443/NQ-HĐND, ngày 28/4/2021; UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2854/QĐ-UBND, ngày 3/12/2021. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 6/2022. Song, công tác GPMB gặp khó khăn trong việc quy chủ các loại đất do người dân mua bán không thông qua chính quyền địa phương. Mặt khác, trong quá trình đo đạc trích đo bản đồ giải thửa, một số hộ đã trồng hoa màu và xây dựng nhà tạm, nhà kiên cố nằm trong phạm vi thực hiện GPMB của dự án.

Thực tế cho thấy, công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB là điểm nghẽn lớn nhất trong thu hút đầu tư, tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì vậy, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhất là thúc đẩy GPMB nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cải cách thủ tục hành chính trong tình hình mới và vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GPMB trên địa bàn tỉnh. Đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH trong thời gian tiếp theo. Xây dựng phương án GPMB không phân biệt dự án trong hay ngoài NSNN, phải huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ NĐT, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Đặc biệt, phải vận dụng đúng các quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo sinh kế cho người dân, đáp ứng đầy đủ hạ tầng chung, đảm bảo nơi ở mới có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ. Chủ động xây dựng phương án TĐC, quy hoạch khu vực nhà ở xã hội riêng biệt, tập trung phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở đáp ứng đầy đủ quỹ đất TĐC cho xây dựng phương án GPMB các dự án trong và ngoài ngân sách...

Đặc biệt, ngày 27/5/2022, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn đã ký ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện công tác GPMB phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về GPMB… Làm tốt công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các công trình, dự án đối với phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN để tạo sự đồng thuận khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với các dự án lớn, phức tạp, căn cứ tình hình thực tiễn, các cấp ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề, xây dựng ban chỉ đạo, tổ công tác để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; chú trọng tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Quá trình thực hiện GPMB phải đồng bộ, chặt chẽ, nhất quán các nhiệm vụ, giải pháp theo đúng quy định. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân trong lĩnh vực đất đai ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch và thực hiện tốt các quy định về dân chủ cơ sở, cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" khi lập các quy hoạch và dự án đầu tư. Tổ chức huy động các lực lượng tham gia công tác GPMB phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn đối với những vấn đề liên quan đến công tác GPMB.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng lãnh đạo các tổ chức đoàn thể tích cực, chủ động vận động, tuyên truyền, hỗ trợ trong thỏa thuận chuyển nhượng đất tương tự như trường hợp Nhà nước thu hồi đất; không để tình trạng mua gom đất, đầu cơ, ép giá NĐT; phát huy vai trò để bảo vệ quyền lợi của các hộ đã chuyển nhượng đất thông qua cam kết với NĐT, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi để các hộ có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập hơn trước, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ để giảm bớt khó khăn cho địa phương, nhất là hoàn thiện các hạ tầng xã hội.

Thống nhất quan điểm xây dựng đơn giá đất thỏa thuận tương tự như đơn giá Nhà nước thu hồi để ổn định mặt bằng chung, không làm xáo trộn giá đất. Quản lý chặt chẽ đất đai từ cơ sở, có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng chuyển nhượng đất khi có thông tin NĐT đề xuất hoặc lập quy hoạch để ép giá, trục lợi. Lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, nhiều kinh nghiệm và quyết tâm đầu tư vào tỉnh... Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và nắm tình hình có liên quan đến GPMB thực hiện các dự án đầu tư; kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC…

Bình Giang

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục