(HBĐT) - Hiện nay, quan niệm “có con trai nối dõi tông đường”, “đông con hơn đông của” vẫn tồn tại ở không ít người dân khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện Cao Phong tăng cao. Vấn đề DS -KHHGĐ đang trở thành bài toán nhức nhối đối với những người làm công tác dân số và chính quyền địa phương.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn huyện Cao Phong có 358 trẻ được sinh ra, trong đó có 204 bé trai, 154 bé gái. Có 23 trẻ được sinh ra là con thứ 3, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (năm 2015 là 15 người). Xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 nhiều nhất là Tây Phong (7 trẻ), Nam Phong (3 trẻ), thị trấn Cao Phong (3 trẻ).  

Cùng cán bộ DS -KHHGĐ xã Xuân Phong, chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Huệ, xóm Nhõi 3 là 1 trong 2 hộ sinh con thứ 3 của xã. Chị Huệ cho biết: Vợ chồng tôi sinh được 2 cháu đầu lòng là con gái nhưng gia đình chồng và chồng vẫn nặng tư tưởng phải có con trai để họ hàng, làng xóm không chê trách nên vợ chồng cố gắng sinh thêm cháu thứ 3. Tuy nhiên, cháu thứ 3 sinh ra vẫn là con gái, khó khăn chồng chất khó khăn khi gia đình thuộc hộ nghèo của xã. Chồng thường xuyên phải đi làm ăn xa để kiếm tiền mưu sinh. Tôi ở nhà một nách 3 con không làm thêm được việc gì. Các cháu không được chăm sóc đầy đủ như những đứa trẻ cùng trang lứa trong xóm.  

Tình trạng sinh con thứ 3 không chỉ ở các đối tượng có trình độ dân trí thấp mà còn ở những cán bộ, đảng viên, công chức; những gia đình có mức sống khá giả 1 có xu hướng sinh con thứ 3 tăng... Thị trấn Cao Phong, nơi có mức sống cao của huyện có tình trạng sinh con thứ 3 tăng theo các năm. Chị Võ Thị Tuyết, 1đảng viên, giáo viên trường THCS Tây Phong là 1 trong 7 trường hợp sinh con thứ 3 tại xã Tây Phong. Hay trường hợp chị Nguyễn Thị Thu Hà, giáo viên, sống tại khu 2, thị trấn Cao Phong. Cả 2 trường hợp này đều sinh con một bề và sinh thêm con thứ 3 để có đủ con trai, con gái.  

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm DS -KHHGĐ huyện Cao Phong cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3. Phần lớn là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ, quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường còn khá nặng nề ở nhiều gia đình, trong đó có cả gia đình cán bộ, đảng viên. Thực tế cho thấy, phần lớn phụ nữ chưa có quyền quyết định trong việc sinh con mà vẫn chịu áp lực từ chồng và gia đình chồng. Mặt khác, do đời sống người dân được nâng cao, kinh tế phát triển,  nhiều gia đình đã có nếp, có tẻ nhưng vẫn muốn sinh thêm con cho vui cửa, vui nhà và đề phòng tai nạn rủi ro. Một nguyên nhân khác nữa là do hình thức xử lý vi phạm còn nhẹ. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, công chức về chính sách DS -KHHGĐ chưa đúng. Các hình thức xử phạt chủ yếu là cảnh cáo, khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương hay chuyển đơn vị công tác... Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn không đủ sức răn đe. Từ đó, việc quản lý vấn đề sinh con thứ 3 trở nên khó khăn, cán bộ làm công tác dân số không kiểm soát được.  

Theo đồng chí Nguyễn Thị Phúc, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng dân số, chênh lệch giới tính; tạo áp lực cho công tác an sinh xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện tốt khẩu hiệu  “Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” coi công tác DS -KHHGĐ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển KT -XH của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thực hiện chính sách dân số. Cộng tác viên dân số địa bàn phải đi từng ngõ, gõ từng nhà để người dân hiểu rõ ý nghĩa to lớn của việc thực hiện chính sách DS -KHHGĐ. Đặc biệt phải nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên thực hiện công tác này. Đồng thời có thêm những chính sách, chế tài xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.

                                                                           Thu Thủy

 

Các tin khác


Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục