(HBĐT) - Những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện chính sách định canh, định cư của Đảng, đồng bào Dao sống cheo leo trên các sườn núi ở xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã hạ sơn định cư dưới chân núi. Sau gần 5 thập kỷ an cư, lạc nghiệp, cuộc sống đồng bào Dao đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn nằm trong diện xóm đặc biệt khó khăn (vùng 135) cần được tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để giảm nghèo.

 

Chúng tôi đến xóm Cáp đúng dịp xóm tổ chức giao lưu bóng chuyền giữa các khu dân cư. Từ nhiều năm qua, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được duy trì tổ chức vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, tạo không khí sôi nổi và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Toàn xóm có 55 hộ với 268 nhân khẩu. Điều kiện phát triển kinh tế chính là nông nghiệp, tuy nhiên, xóm không có đất trồng lúa, hoàn toàn là đất màu, đất đồi núi với diện tích canh tác 60 ha. Đất sản xuất ít nên bà con tận dụng hết diện tích đất hiện có sản xuất quay vòng, không để đất trống, đồi trọc, phát triển chăn nuôi nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Với diện tích đất màu, bà con trồng các loại mía, sả, ngô; trên núi trồng bương, luồng; đầu tư chăn nuôi lợn. Một vài năm gần đây, nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn quả như cam, bưởi…

 

Nhân dân xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) chăm sóc diện tích trồng sả tập trung.

 

ông Dương Tài Bút, một trong những hộ đầu tiên đưa cây có múi về trồng ở xóm cho biết: Diện tích đất trồng trọt của gia đình khoảng 800 m2, nhiều năm trước đây chỉ trồng mía. Qua tìm hiểu thấy một số hộ dân trong xã trồng các loại cây cam, bưởi cho thu nhập cao nên tôi học tập kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cam ở thị trấn Cao Phong về đầu tư trồng 180 gốc cam thay thế cây mía, đến nay là năm thứ 3. Ngoài  trồng cam, gia đình còn chăn nuôi lợn, trồng bương, luồng, sả để có thêm nguồn thu.

 

Với sự đầu tư của Nhà nước, tuyến đường chính của xóm dài khoảng 2 km được đổ bê tông tạo thuận lợi cho bà con đi lại. 100% hộ được sử dụng điện. Các hộ đầu tư đường ống dẫn nước từ trên núi, bể chứa nước tại nhà để có nguồn nước hợp vệ sinh. Hoạt động của các đoàn thể được đẩy mạnh, phát huy vai trò của các hội viên, đoàn viên cùng chung tay, góp sức xây dựng cuộc sống ổn định. Nhiều năm qua, địa bàn xóm không xảy ra mất trật tự hay vi phạm pháp luật, tai - tệ nạn xã hội, không có trẻ thất học, không có trường hợp tảo hôn hay sinh con thứ 3. Có vụ việc mâu thuẫn nào đều được hoà giải ngay từ cơ sở, bà con luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

 

Chị Lý Thị Thanh, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm chia sẻ: Hoạt động sinh hoạt hội luôn được chị em hăng hái, tích cực tham gia, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên do đất sản xuất ít, đời sống còn khó khăn nên nhiều người phải đi tìm việc bên ngoài, đi làm tại các công ty may mặc, điện tử. Chị em mong muốn có đất để sản xuất, được hướng dẫn, trang bị kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ về giống, vốn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo lập cuộc sống ổn định.

 

Xóm Cáp hiện còn 11 hộ nghèo, hơn 20 hộ cận nghèo. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người toàn xóm đạt 19 triệu đồng. Thiếu đất sản xuất, nhiều người trong xóm phải đi nơi khác làm phụ hồ, thợ xây, lao động tự do, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế, thiếu vốn, kiến thức kỹ thuật… là những khó khăn, trăn trở của người dân xóm Cáp.

 

ông Phùng Sinh Sơn, trưởng xóm Cáp cho biết: Những năm qua, xóm được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, nước sinh hoạt nhưng nhìn chung đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, đất sản xuất ít trong khi nguồn thu nhập chính của bà con là từ sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng như ngô, sả, mía. Bà con mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực, nhất là về giống cây trồng, vốn đầu tư, kiến thức kỹ thuật để sử dụng hiệu quả diện tích đất hiện có mang lại nguồn thu nhập cao, tạo thêm nhiều việc làm giúp người dân nơi đây vượt qua rào cản đói nghèo, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, yên tâm an cư, lạc nghiệp.

 

                                                                         Hà Thu

 

Các tin khác


Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục