(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh, cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông, lâm nghiệp, diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn.


Từ nguồn tài trợ của tổ chức DDS Đan Mạch, Chương trình hợp lực (Dự án Thêm cây), Hội Nông dân tỉnh đã triển khai dự án tại 2 huyện (Cao Phong, Đà Bắc) với mục tiêu hình thành và tăng cường năng lực cho các nhóm nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Kể từ năm 2010 đến nay, tại địa bàn 6 xã hưởng lợi chương trình gồm: Toàn Sơn, Cao Sơn, Hào Lý, Tu Lý, Tân Minh, Hiền Lương đã thành lập được 30 nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Thông qua đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường của nông dân được nâng lên một bước.

Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn là một trong những nhóm thành lập đầu tiên vào năm 2011. Hoạt động của nhóm ban đầu là trực tiếp đứng ra mua lại diện tích rừng của bà con và tổ chức khai thác, sau đó thuê xe vận chuyển đến bán thẳng cho nhà máy. Thực tế cho thấy, với cách làm này vừa tránh được tình trạng bị tư thương ép giá lại mang về lợi nhuận của các thành viên thông qua việc tham gia chuỗi giá trị. Các thành viên trong nhóm mạnh dạn chia sẻ rằng trước đây, trữ lượng gỗ bao nhiêu đều do tư thương tính toán. Từ chỗ được Dự án tập huấn kiến thức nên mỗi lần thu mua, khai thác, nông dân tự tính toán được trữ lượng nên hạn chế thấp nhất rủi ro. Đáng nói hơn cả là kể từ năm 2015, nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu đã phát triển lên loại hình HTX là HTX Nông, lâm nghiệp, dịch vụ và môi trường Cao Sơn.


Nhóm lâm nghiệp quy mô nhỏ xã Tân Minh (Đà Bắc) khai thác rừng sản xuất theo chu kỳ.

Một nhóm có hoạt động hiệu quả cũng được duy trì từ năm 2011 đến nay là nhóm lâm sản ngoài gỗ hay còn gọi là nhóm nuôi ong dưới tán rừng xóm Cha ở xã Toàn Sơn do chị Nguyễn Thị Bắc làm trưởng nhóm, tổng số 12 thành viên. Chị Bắc cho biết: Chúng tôi là những nông dân tự nguyện tham gia thành lập nhóm nuôi ong dưới tán rừng. ở đây, nhờ còn nhiều diện tích rừng nên nguồn thức ăn cho ong khá thuận lợi. Khi được hỗ trợ cầu ong, con giống, chúng tôi đã đăng ký tham gia thực hiện và tính toán, đổi công. Hiện nhóm có nguồn tăng thu nhập đều đặn hàng tháng, quý, năm từ nghề nuôi ong lấy mật.

Một nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ khác cũng hoạt động khá tốt là nhóm nông dân xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn có sự tham gia của 12 thành viên trồng rừng mới.

Chương trình hợp lực (Dự án Thêm cây) có mục tiêu cải thiện sinh kế và thích ứng khí hậu dựa vào sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ ở miền Bắc Việt Nam. Cái được lớn nhất của nông dân khi tham gia nhóm sở thích sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ là được theo học các lớp huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, kỹ thuật vườn ươm, tính toán trữ lượng gỗ, hạch toán kinh doanh lâm nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, maketting sản phẩm, tiếp cận thị trường... Ngoài ra, mỗi nhóm được hỗ trợ nguồn kinh phí ban đầu 20 triệu đồng cho hoạt động để mua vật tư, dụng cụ lâm nghiệp gồm: cuốc, xẻng, máy phát cỏ, cưa, phân bón và cây giống... Đến nay, 30 nhóm sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ tiếp tục duy trì hoạt động với quy mô bình quân mỗi nhóm từ 12 - 15 thành viên.


Bùi Minh

Các tin khác


Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 23/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hòa Bình.

Tuổi trẻ huyện Đà Bắc xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ huyện Đà Bắc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó đóng góp thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục