(HBĐT) - Ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, những thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng ngày càng trở nên phổ biến. Sự phổ biến ấy được thể hiện rất rõ khi hàng ngày nhan nhản hình ảnh những em nhỏ sử dụng điện thoại như món đồ chơi yêu thích. Bất kể ở quán ăn, trong gia đình, ngoài công viên không khó để bắt gặp những đứa trẻ chúi mặt vào điện thoại. Mặc dù hàng ngày, trên internet, ti vi liên tục cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ dùng điện thoại quá sớm nhưng thực tế ấy vẫn đang diễn ra.

Từ thói quen dỗ con bằng điện thoại của bố mẹ …

Vợ chồng chị Nguyễn Thúy Nga (Phương Lâm - TP. Hòa Bình) vốn công chức, công việc khá bận rộn. Cả ngày làm việc ở cơ quan nên buổi tối và những ngày nghỉ trong tuần là khoảng thời gian để anh chị tập trung cho việc nhà. Hai anh chị có cậu con trai 4 tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm. Chính vì vậy, để có thời gian làm việc nhà hoặc tập trung cho công việc vào các buổi tối, mỗi khi con khóc lóc hoặc quậy phá, chị Nga lại cho con xem hoặc chơi game trên chiếc điện thoại di động của mình. Lúc đầu chỉ là khoảng thời gian ngắn nhưng sau thường xuyên hơn. Thấy rằng cách này vừa giúp con bớt nghịch ngợm nên chị cứ thế đáp ứng mỗi khi con cần. Dạo gần đây, chị Nga cảm thấy lo lắng khi cứ đưa điện thoại cho con xem như vậy. Chị kể: Nhiều lúc cháu khóc mình dỗ thế nào cũng không được, chỉ khi đưa điện thoại cháu mới nín hoặc nhiều lúc cháu cố tình ăn vạ để được điện thoại. Nguy hiểm hơn, khi mình đòi lại thì cháu giận dỗi, cáu gắt.

Câu chuyện của gia đình chị Nga không phải là cá biệt trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, khi điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với độ phủ sóng wifi, sim 3g, 4g, bất cứ ngồi ở đâu cũng có thể truy cập các trang mạng với nhiều chương trình hấp dẫn như Youtobe, các ứng dụng tải game được mời chào chỉ với một cú chạm tay màn hình thì điện thoại thông minh đã trở thành món đồ chơi lý tưởng trong mắt trẻ.

Không chỉ đưa điện thoại để tranh thủ làm việc nhà, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên dùng điện thoại để làm "mồi” ép con ăn. Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những ông bố, bà mẹ vừa cho con xem điện thoại vừa bón con ăn. Bằng việc mở những clip ca nhạc, đoạn video khám phá hay đồ chơi là con trẻ đã tự ngồi yên lặng để xem và việc ăn trở nên dễ dàng hơn. Việc này đã hình thành một thói quen khó bỏ, điện thoại, Ipad đi liền với bữa ăn, cả ở nhà hay nơi quán sá đông người.

Đến những đứa trẻ ngày càng lười giao tiếp

Tác hại khủng khiếp từ điện thoại di động đã được cảnh báo qua rất nhiều nghiên cứu trên sách, báo. Tuy nhiên, nhiều ông bố, bà mẹ "điếc không sợ súng” vẫn vô tư cho con sử dụng hoặc vin vào lý do không cho con điện thoại thì nó biết chơi gì để cho mình làm việc hoặc nhiều người vẫn nghĩ rằng con phải chơi nhiều thì mới bị ảnh hưởng. Thực tế không như vậy đã có rất nhiều ông bố, bà mẹ phải trả giá khi liên tục cho con dùng điện thoại.

Mới đây, tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hòa Bình, một cô giáo đã chia sẻ câu chuyện về một trẻ 5 tuổi nhưng đến lớn không thể tự xúc ăn, hầu như không giao tiếp, không chơi với các bạn trong lớp và luôn có thói quen búng ngón tay, miệng kêu chíu chíu mô phỏng theo hình ảnh của người nhện. Khi cô giáo chia sẻ vấn đề này, chị N.T.L, mẹ của bé ngậm ngùi thừa nhận: ở nhà, bé không có bạn chơi nên mẹ thường cho sử dụng ipad và mở tivi để xem hoạt hình. Trường hợp như em bé trên không phải là hiếm gặp. Hiện nay có rất nhiều cháu nhỏ 3 - 6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí tuệ nhưng bé lại chỉ sống cho thế giới của Lego, hoạt hình hoặc những trò chơi điện tử trên mạng. Nhiều bé lười nói chuyện nhưng lại thường nói một mình những lời thoại trong các trò game hay trong các bộ phim hoạt hình. Nguy hiểm hơn đã có nhiều trẻ bị bỏng nặng, nguy hiểm đến tính mạng chỉ vì sự chiều con vô lối của những ông bố, bà mẹ khi vừa sạc điện thoại, vừa cho con chơi điện thoại.

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã kết luận: Các bé trong độ tuổi tập nói thường xuyên tiếp xúc với điện thoại thông minh sẽ khiến vốn từ, việc chủ động giao tiếp bằng miệng bị hạn chế. Bị hấp dẫn với những gì xuất hiện qua màn hình điện thoại nên về lâu dài bé sẽ ngại tiếp xúc, nói chuyện với mọi người. Do đó, khả năng sẽ bị chậm nói so với trẻ ít hoặc không tiếp xúc với điện thoại. Ngoài ra, ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại gây ảnh hưởng không tốt tới mắt của trẻ. Trẻ chỉ đắm chìm trong thế giới ảo, thiếu đi sự tương tác với thế giới thực sẽ khiến tư duy trẻ bị trì trệ, não phản xạ kém. Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã xác nhận, bức xạ của điện thoại di động có thể gây ra ung thư não cao gấp 4 - 5 lần so với những đứa trẻ không dùng điện thoại di động. Việc dỗ con ăn bằng điện thoại sẽ khiến bé ăn thụ động. Lâu dần sẽ mất cảm giác ăn ngon, ảnh hưởng tới vị giác.

 P.L

Các tin khác


Tổng kết Dự án “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình"

Sáng 9/5, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình”. 

Vốn ưu đãi – “bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.

Huyện Lạc Thủy lan tỏa việc học và làm theo Bác

Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục