Người dân đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (Quảng Ninh) phải nộp phí từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.

Những ngày đầu tháng Giêng âm lịch, nhiều người du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) bày tỏ thắc mắc trước việc tỉnh này thu phí trở lại sau 10 năm dừng thu.

Một số người bức xúc cho rằng việc thu phí là không hợp lý, "đi lễ chùa cũng phải nộp phí thì mất hết ý nghĩa”.


Nhiều người khi đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử đã phản đối việc thu phí tại đây. Ảnh:Minh Cương

"Mọi người dân đều có quyền tự do đi lễ chùa. Việc xây dựng tu bổ chùa phải bằng tiền công đức, việc thu phí ở đây là không hợp lý. Nếu tiếp tục thu phí chúng tôi sẽ không công đức nữa”, bà Lan (73 tuổi, quê Thái Bình) nói.

Theo bà Lan, nhiều người không leo lên đến chùa Đồng (nơi cao nhất trong hành trình) mà chỉ đi ngang chừng rồi quay xuống nên việc thu phí với mức giá 40.000 đồng mỗi người lớn làquá cao.

Ông Giáp Văn Phúc (59 tuổi, quê Bắc Giang) nêu quan điểm, đầu năm người dân đi lễ chùa để cầu phúc, cầu an lành mà lại mất tiền thì "sang năm sẽ không đến Yên Tử nữa”.

"Đến Yên Tử chúng tôi mất rất nhiều khoản phí như gửi xe, phí cáp treo, xe điện, phí tham quan,… như vậy là phí chồng phí. Trong đó, chúng tôi bức xúc nhất là phí tham quan vì quá đắt và không hợp lý”, anh Nam (25 tuổi, quê Hải Dương) nói.

Ông Phạm Quốc Duyệt, nguyên cán bộ ngành văn hóa, Hội viên hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh cho rằng, Yên Tử là nơi tâm linh lớn nhất Quảng Ninh nên việc thu phí ở đây là không hợp lý. Người dân khi đi lễ chùa thường có tiền công đức, đây là nguồn tiền dùng để tu bổ di tích. "Du khách đến vịnh Hạ Long là để du lịch, còn đến Yên Tử bằng cái tâm và để cầu nguyện”, ông Duyệt nói.

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử. Cụ thể như, quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...


Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh:Minh Cương

Trước đó ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, TP Uông Bí.

Theo Nghị quyết này, từ ngày 1/1, tỉnh sẽ thực hiện việc thu phí tham quan danh thắng Yên Tử với 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em; việc miễn, giảm phí được áp dụng cho một số trường hợp theo chính sách của nhà nước.

TheoVnexpress



Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục