(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong hiện có 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm đã tổ chức dạy nghề cho 200 học viên, trong đó có các lớp: may công nghiệp 40 học viên, trồng cây ăn quả có múi 100 học viên, sửa chữa xe máy 20 học viên, kỹ thuật chăn nuôi 40 học viên. Thời gian qua, công tác GDNN của huyện được quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.


Hộ đồng bào Dao xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) được chuyển giao KH- KT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây ăn quả có múi thay thế cây trồng năng suất, hiệu quả thấp.

Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Cùng với Trung tâm GDNN - GDTX, tại các xã, thị trấn duy trì hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm thường xuyên mở lớp chuyển giao KH-KT, dạy nghề ngắn hạn cho lao động. Trong năm nay, kế hoạch sẽ dạy nghề cho từ 650 - 700 học viên. Từ tháng 11/2017, Trung tâm GDNN-GDTX huyện liên kết đào tạo với trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo (Hà Nội) dạy nghề chế biến các món ăn tại trường THPT Thạch Yên và THPT Cao Phong cho 70 học sinh, khi tốt nghiệp THPT, các em được cấp bằng trung cấp nghề. Những năm gần đây, công tác đào tạo nghề được gắn với định hướng phát triển kinh tế của huyện nên tạo được hiệu quả rõ nét.

Thời gian trước đây, việc đào tạo nghề thực hiện theo kế hoạch, chỉ tiêu, hướng nhiều về số lượng, không chú trọng đến đầu ra có việc làm hay không, do đó, nhiều người học nghề xong không có việc làm, không tìm được việc làm phù hợp. Hiện cũng trên cơ sở chỉ tiêu, nguồn vốn phân bổ hàng năm đối với hoạt động dạy nghề, tuy nhiên, trước khi mở lớp, huyện tổ chức khảo sát thực tế nhu cầu học nghề của người dân với phương châm học xong để làm, trên cơ sở đó tổ chức các lớp học đúng đối tượng, nhu cầu học tập nên hầu như học viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm, tỷ lệ đạt trên 90%.

Huyện được xác định là vùng chuyên canh cây nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, vì vậy, trong công tác dạy nghề, việc dạy các nghề nông nghiệp được chú trọng. Từ năm 2014 trở về trước, giáo viên dạy nghề nông nghiệp chủ yếu đi thuê giảng viên của trường nghề. Tuy nhiên, qua thực tế học nhận thấy việc học trong thời gian ngắn, chỉ lên lớp học lý thuyết mà không có thực tế, không tạo được hiệu quả. Lãnh đạo huyện đã bàn bạc, xác định việc học nghề cần phải học thật, làm thật, giải quyết vấn đề bằng cách lấy trực tiếp cán bộ địa phương có chứng chỉ sư phạm dạy nghề làm giảng viên vừa dạy nghề, vừa làm trực tiếp với học viên, thời gian học tập được kéo dài cùng với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, con. Với phương thức đào tạo cầm tay chỉ việc giúp cho học viên có kiến thức, thực tế, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt.

Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết thêm: Thuận lợi trong công tác dạy nghề của huyện Cao Phong đó là được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện, người dân có nhu cầu học thật, học xong để làm nghề chứ không phải học để lấy văn bằng, chứng chỉ. Hàng năm có nguồn kinh phí từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) giúp cho mỗi năm có trên 100 người được học nghề. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn. Ngoài nguồn kinh phí từ Đề án 1956, huyện không có nguồn kinh phí nào khác cho công tác dạy nghề, mỗi năm được cấp trên 200 triệu đồng, chủ yếu đào tạo nghề 3 tháng có bằng sơ cấp. Qua công tác khảo sát cho thấy nhu cầu học thực sự của người dân cao nhưng do không có kinh phí nên việc mở lớp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong công tác dạy nghề cũng chưa huy động được nguồn xã hội hóa. Mặt khác, Trung tâm chưa có giáo viên cơ hữu, hiện vẫn phải đi thuê giảng viên.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với đối tượng lao động, học nghề để tạo việc làm bền vững, công tác dạy nghề ở huyện Cao Phong đã đạt những kết quả tích cực. Từng bước xây dựng lực lượng lao động nông thôn có chất lượng, tay nghề, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trình độ, tạo hiệu quả trong lao động, sản xuất, tăng thu nhập gia đình, góp phần phát triển KT-XH của huyện.

Hà Thu


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Sôi nổi hoạt động giúp thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Những năm qua, 3 phong trào hành động cách mạng của Đoàn là:"Thanh niên tình nguyện”, "Tuổi trẻ sáng tạo” và phong trào "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” luôn được Huyện Đoàn Lạc Thuỷ triển khai sâu rộng, toàn diện, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương, tạo môi trường giúp thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Hộp thư bạn đọc

Gần đây, Báo Hòa Bình nhận được đơn thư, ý kiến của một số bạn đọc phản ánh về các nội dung sau:

Khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xã Nà Phòn

Ngày 26/3, Agribank Chi nhánh huyện Mai Châu phối hợp Ban Thường vụ Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), kỷ niệm 36 năm Ngày Thành lập Agribank (26/3/1988 - 26/3/2024) và chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên các cấp nhiệm kỳ 2024-2029. Tới dự có lãnh đạo UBND huyện Mai Châu và Agribank chi nhánh huyện.

Đoàn Thanh niên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tặng sân chơi thanh thiếu nhi xã Quyết Thắng

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh vừa bàn giao công trình "Sân chơi thanh thiếu nhi” tại xóm Băn Chao, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn. Đây là xã Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được UBND tỉnh phân công giúp đỡ giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 2453/QĐ- UBND, ngày 27/10/2021.

Màu áo xanh tình nguyện trên quê hương Tử Nê

Những ngày tháng 3, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ xã Tử Nê (Tân Lạc) ghi dấu ở các địa bàn, thực hiện nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ với phương châm "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", đoàn viên, thanh niên hăng hái tham gia các công trình, phần việc, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

Huyện Yên Thủy: Hai trẻ tử vong do đuối nước

Theo thông tin từ UBND xã Đoàn Kết (Yên Thủy), chiều 24/3, cháu B. B. N, sinh năm 2019, trú tại xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) và cháu B. H. V, sinh năm 2020, trú tại xóm Đồng Bài, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) ở nhà chơi với bà ngoại và mẹ đẻ cháu B. H. V tại xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết. Khoảng 16h30', mẹ cháu V không thấy các cháu nên đi tìm thì phát hiện 2 cháu nổi dưới ao phía sau nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục