(HBĐT) - Nà Mèo là xã vùng III của huyện Mai Châu, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tuy đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực, nhưng xã mới đạt 10/19 tiêu chí, 9 tiêu chí còn bỏ ngỏ, trong đó có 3 tiêu chí xã đánh giá khó đạt là thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất. Đây đang là trăn trở của địa phương trên hành trình về đích NTM.


Đoạn đường từ xóm Nà Mo đến xóm Xô, xã Nà Mèo (Mai Châu) vẫn là đường đất, lầy lội vào mùa mưa gây khó khăn khi đi lại cho người dân. 

Xã Nà Mèo có 4 xóm, 356 hộ, gần 1.500 nhân khẩu. Theo đồng chí Hà Văn Inh, Phó Chủ tịch UBND xã, 3 tiêu chí trên khó đạt do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Các tiêu chí liên quan chặt chẽ đến nhau như thu nhập bình quân đầu người còn thấp (12,9 triệu đồng/người/năm) kéo theo tỷ lệ hộ nghèo cao, ở mức 37,2%; hình thái tổ chức sản xuất chưa rõ ràng dẫn đến người dân chưa có hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế nên không đem lại thu nhập cao.

 Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, ít bưa bãi bằng để sản xuất. Diện tích đất ruộng cả xã chỉ có 30 ha và 32 ha trồng màu để người dân canh tác. Nông sản bán không được giá, thị trường tiêu thụ bấp bênh do đường sá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa ở 2 xóm Nà Mo và Xô chủ yếu là đường đất. Như cây luồng giá bán chỉ giao động từ 6.500 - 7.000 đồng/10 kg luồng tươi, thấp hơn từ 1 - 2 giá so với những vùng thuận lợi khác. Từ năm 2010 trở về trước, giá 1 con trâu, bò trưởng thành khoảng 40 triệu đồng, đến nay, chỉ dao động từ 28 - 30 triệu đồng/con. Một số yếu tố chủ quan khác tác động trực tiếp như trình độ của bà con còn hạn chế, người dân sử dụng vốn vay đầu tư phát triển kinh tế kém hiệu quả.

Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng địa hình đa phần là đồi núi nên việc canh tác manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn trong dồn điền, đổi thửa. Vấn đề nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất cũng là nỗi trăn trở của địa phương. Người dân chủ yếu dẫn nước tưới từ các mó, khe núi, không có hồ hay bể chứa nước. Tình trạng thiếu nước thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 6 gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Điển hình như năm 2017, thời tiết mưa ít, hạn hán khiến cho 4 ha đất sản xuất của bà con không cấy được. 

Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất chưa đạt do trước đây xã có 4 hợp tác xã nông- lâm nghiệp được thành lập từ năm 1956, hoạt động theo mô hình HTX kiểu cũ không hiệu quả nên không có khả năng chuyển đổi theo Luật HTX mới, do đó đã giải thể từ năm 2017, đất sản xuất chia cho các hộ tự canh tác. Bên cạnh đó, xã không có làng nghề truyền thống hay sản phẩm đặc thù nên việc chọn ra sản phẩm mũi nhọn của địa phương để thành lập HTX gặp nhiều khó khăn.

Về giải pháp khắc phục và hướng thực hiện các tiêu chí chưa đạt trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Hà Văn Inh cho biết: "Chính quyền xã sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động, huy động sức dân cùng nguồn ngân sách Nhà nước để hoàn thành các tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, nhà ở. Với tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, chính quyền xã báo cáo và xin ý kiến cấp trên về việc lựa chọn, xác định sản phẩm mũi nhọn của địa phương, căn cứ đó thành lập HTX. Về tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, xã sẽ phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân; tìm đầu ra ổn định cho nông sản của địa phương, khuyến khích bà con chuyển hướng phát triển lâm nghiệp. Theo hướng này, xã đã đề xuất hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn 135 được 150 triệu đồng để mua giống cây quế chi, lát, xoan cho bà con trồng thử nghiệm”. Hy vọng rằng, với định hướng đó, xã sẽ sớm hoàn thành các tiêu chí đúng thời hạn để cán đích nông thôn mới.

                                                                         THANH SƠN


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục