(HBĐT) - Những ngày tháng 9, ở các vùng quê của huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ Sơn rộn rã hơn với sự góp mặt của chương trình Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa năm 2019. Đây là năm thứ 11, chương trình Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa được triển khai. Sau mỗi lần thực hiện, công tác tổ chức, quy mô, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng mục tiêu kế hoạch đề ra cũng như mong đợi của người dân đến với chương trình.


Người dân ủng hộ, mua sắm tại phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa xã Nam Thượng (Kim Bôi).

Trong cảm nhận của bà Bùi Thị Thực ở thôn Nam Hạ, xã Nam Thượng (Kim Bôi), phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa xã Nam Thượng để lại nhiều ấn tượng. Trước hết, đó là những ngày mà bà con vùng nơi đây sống trong không khí vui tươi, gác lại bận rộn ngày mùa. Sân vận động xã chật ních người dân đến xem các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc và tấp nập thăm quan, mua sắm hàng hóa. Tiếng loa phát thanh, xe truyền thông lưu động về nội dung chương trình phát đi tất cả các nẻo đường thôn, xóm như mời gọi, giục giã những bước chân về dự phiên chợ. Bên cạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra suốt buổi, người dân vùng nông thôn đặc biệt quan tâm đến chủng loại, chất lượng các mặt hàng. Hàng hóa được bà con đánh giá phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và đảm bảo chất lượng.

Đây cũng là lần đầu tiên phiên chợ được tổ chức ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn). Nhờ điều kiện thời tiết khô ráo, địa điểm biểu diễn văn hóa, văn nghệ và khu trưng bày hàng hóa của các gian hàng thuận lợi tại khu vực trung tâm nên thu hút sự quan tâm, tham gia các hoạt động phiên chợ của đông đảo nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Độc Lập là xã vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc Mường chiếm 98%. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (20 - 22/9) đã tuyên truyền, quảng bá rộng khắp và bán những sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất với nhiều ưu đãi, giảm giá khuyến khích tiêu dùng. Nhờ những hoạt động đó, phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng vùng sâu, vùng xa xã Độc Lập nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân trong xã và các xã lân cận thuộc huyện Kim Bôi.

Hàng hóa có thương hiệu Việt, giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo phục vụ nhân dân địa bàn vùng sâu, vùng xa là ý nghĩa lớn nhất của chương trình. Từ ngày 9 - 22/9 đã có 4 phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa được triển khai với quy mô 15 doanh nghiệp, HTX tham gia, 25 gian hàng. Các phiên chợ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia như: Công ty TNHH nhựa Việt - Nhật, Công ty TNHH MTV dịch vụ và thương mại Việt Thành, Công ty TNHH dịch vụ và mỹ thuật Tinh Hoa, Công ty Điện cơ Aidi, HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, HTX Nông nghiệp bản Dao Thống Nhất... Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch tỉnh, đơn vị chủ trì thực hiện chương trình cho biết: 100% sản phẩm hàng hóa giới thiệu và bán tại gian hàng phiên chợ là hàng Việt Nam có chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân địa phương. Đồng thời, đơn vị cũng chọn lựa những doanh nghiệp tham gia có hàng hóa đa dạng, phong phú, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nông thôn như: hàng may mặc, thời trang, nông - lâm - thủy sản, thực phẩm chế biến, đồ điện, sản phẩm cơ khí, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm và một số mặt hàng thiết yếu khác.

Chương trình Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa năm 2019 đã mang đến hiệu ứng lan tỏa. Trung bình mỗi phiên có từ 3.000 - 4.500 lượt người đến thăm quan, mua sắm. Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đạt trên 300 triệu đồng/phiên. Các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa tại tỉnh. Người dân đón trong tỉnh đợi chương trình diễn ra vào năm 2020 với nhiều hoạt động thu hút, tiếp tục tham gia ủng hộ chương trình cũng như cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Bùi Minh


Các tin khác


Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục