(HBĐT) - Đi dọc đường 12B, qua địa phận các xã của huyện Kim Bôi, không khó để bắt gặp hình ảnh những đống rơm rạ được đốt cháy và thải lượng khói mù mịt, dày đặc vào không khí. Khói bao trùm khắp các các đồng và đường đi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sức khỏe của người dân trong khu vực.


Người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đốt rơm sau khi thu hoạch lúa tại ruộng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi có khoảng 95% diện tích lúa hè thu đã được thu hoạch. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có tình trạng nhiều hộ dân chất rơm rạ thành đống và đốt ngay tại cánh đồng hoặc bên đường. Nhiều người cho rằng, đốt rơm, rạ trực tiếp trên cánh đồng sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và hạn chế được sâu bệnh.

Chị Bùi Thị Hoài Thương, xã Vĩnh Đồng cho biết: Gia đình tôi sống gần khu vực cánh đồng, sau mùa gặt thường xuyên phải chịu đựng mùi khói từ việc đốt rơm rạ của bà con, rất khó chịu. Thậm chí đôi khi khói theo hướng gió thổi vào nhà, kéo theo bụi than bám vào quần áo và đồ dùng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, lớp mù khói gây ảnh hưởng lớn đến giao thông, tôi đã được chứng kiến nhiều vụ va chạm giao thông do khói rơm rạ làm che khuất tầm nhìn gây nên.

Qua tìm hiểu, được biết tình trạng đốt rơm rạ diễn ra đã nhiều năm nay và rất phổ biến. Một phần do ảnh hưởng bởi phương pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp truyền thống. Một phần bởi hiện nay, nhiều nơi sử dụng máy gặt lúa, rơm rạ được thải ra trực tiếp ở đồng ruộng khiến việc thu gom khó khăn. Nếu như trước đây, sau mỗi vụ mùa, bà con thường gom rơm rạ về nhà để phơi khô làm chất đốt hoặc dự trữ cho trâu, bò thì giờ đây chỉ số ít hộ cần rơm cho chăn nuôi mới mang rơm từ ngoài đồng về. Còn lại phần đa được xử lý ngay tại đồng ruộng.

Theo ý kiến của các chuyên gia môi trường, sau khi rơm rạ bị đốt thành tro thì chất hữu cơ biến thành chất vô cơ, khiến cho đất ruộng bị chai cứng, khô cằn. Ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ là vô cùng nghiêm trọng. Trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở. Nếu hít phải loại khói này trong thời gian dài, rất dễ dẫn đến mắc những bệnh liên quan đến hô hấp: nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...

Việc đốt rơm rạ không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn sinh ra hiện tượng mù khói, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và mất an toàn giao thông. Vào những ngày thời tiết âm u, lượng khói thải ra từ đống rơm, rạ cháy tạo nên một lớp mù dày đặc, làm che khuất tầm nhìn của người đi đường. Mặc dù chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra do ảnh hưởng của mù khói rơm rạ, tuy nhiên, vì an toàn giao thông và sức khỏe của cộng đồng, việc đốt rơm rạ cần phải được giảm thiểu.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thay vì đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng, bà con nên thu gom về nhà phơi khô làm nguồn thức ăn sẵn cho trâu, bò. Đối với những gia đình không có trâu, bò, nên sử dụng phương pháp ủ rơm rạ tại ruộng để tận dụng làm nguồn phân bón. Rơm rạ là những phụ phẩm nông nghiệp sau quá trình thu hoạch lúa, biết tận dụng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con.

Linh Khánh

Phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình)


Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục