(HBĐT)-Cây đào là cây biểu tượng của mùa xuân. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cây đào không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Nhắc đến cây đào ở Hòa Bình thì nhiều người nhắc đến những người trồng đào ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Họ thường gọi với tên trìu mến vùng đất "Mang xuân đến muôn nhà”.


Anh Nguyễn Quang Tuấn, xóm Tân Tiến xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) tuốt lá, hãm nụ đào chuẩn bị đón Tết.

Theo nghề vì muốn làm đẹp cho đời

Một ngày cuối đông, trong cái giá rét chỉ vài độ, chúng tôi về xóm Tân Tiến, xã Đồng Tâm. Những vườn đào được chăm sóc vun gốc, tỉa lá, uốn cành cẩn thận để chuẩn bị đón nụ và hoa Tết. Đưa tôi đi thăm vườn đào hơn 3 sào mới được tuốt lá, anh Nhữ Văn Lý tâm sự: Nghề trồng đào xuất hiện ở xã Đồng Tâm khoảng hơn 20 năm nay. Gia đình tôi là một trong những nhà đầu tiên trồng đào ở đây. Tôi đã về tận Xuân La, Xuân Đỉnh (Hà Nội) để lấy giống đào mang lên trồng. Cây đào vốn thích nghi với nhiều loại đất, nên việc chăm sóc cũng không khó lắm. Tuy nhiên, để uốn tỉa cây đẹp, nở hoa đúng dịp Tết, phòng trừ sâu bệnh không dễ. Mày mò học dần và học những người trồng đào Hà Nội để rút được kinh nghiệm cho mình. Còn nhớ, những năm đó, ở Lạc Thuỷ nói riêng và địa bàn tỉnh ít có người trồng đào. Để có đào chơi Tết, các thương lái mang từ dưới xuôi lên hoặc mang đào rừng từ Sơn La, vùng cao Hòa Bình về. Năm đầu trồng ít, người mua nhiều chỉ bán vài ngày là hết veo vườn đào. Năm sau, vườn của anh được nhân rộng diện tích, các thương lái ở thành phố Hòa Bình tìm đến mua cả vườn. Ngày đó, trồng một vườn đào cuối năm bán, cả nhà không phải lo làm việc khác mưu sinh. Mọi việc trong nhà từ xây nhà, mua sắm đều dựa vào cây đào.



Anh Nhữ Văn Lý người đầu tiên đưa cây đào về về trồng ở xóm Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy )

Anh Lý tính bài toán kinh tế: Trong mấy năm gần đây, giá cây đào trồng vẫn giữ nguyên. Trung bình một cây đào đầu tư chăm sóc một năm khoảng 200- 250 nghìn. Chi phí chủ yếu là công, còn phân bón thì một sào đào ít hơn trồng lúa mà thu nhập cao hơn hẳn. Năm nay, gia đình anh có 3 sào đào được khoảng 700 cây. Với giá bán thấp nhất 200 nghìn đồng/cây thì cho thu hoạch khoảng trên 140 triệu đồng. Để chăm sóc vườn đào 3 sào chỉ cần 1-2 lao động. Cây đào được ươm hạt từ đầu năm chủ yếu là hạt đào rừng. Gốc khỏe, lớn nhanh, chịu sâu bệnh tốt. Đến cuối năm, khi cây thành bánh tẻ thì ghép mắt. Tùy theo nhu cầu của khách mua, người trồng đào có thể ghép đào như ý muốn. Khoảng 10 năm về trước, người chơi thích hoa đào Bích, đào Nhật Tân. Những năm gần đây, người chơi đào thích hoa đào phai cánh ghép. Trồng đào vất vả nhất thời điểm 3 tháng đầu năm. Khi cây mới ra lộc rồi bánh tẻ cần bón phân, tạo thế, xử lý sâu bệnh và tưới thường xuyên. Vào dịp cuối năm, cây đã hình thành thế thì việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là nhìn trời đất dự đoán thời tiết để hãm hoa nở đúng độ Tết.  

Yêu hoa thì hoa mới đẹp

Tuốt những chiếc lá cuối cùng để "bắt hoa” Tết, Nguyễn Quang Tuấn năm nay 28 tuổi ở xóm Tân Tiến, xã Đồng Tâm chia sẻ: Trước đây, nhà em chuyên làm quất cảnh bán vào dịp Tết. Mấy năm gần đây, em trồng quất và đào. Hầu hết người trồng đào ở đây chọn cây ươm từ nhỏ nuôi lớn rồi ghép. Cách làm như vậy đầu tư ít, dễ chăm sóc. Mấy năm gần đây, thị trường thích cây đào cổ thụ, một số hộ đầu tư gốc đào rừng to rồi ghép xử lý ra hoa. Người trồng ngoài đầu tư tiền mua gốc thì cũng mất công chăm sóc nhiều hơn. Cái khó nhất là cây hay bị bệnh sỉ mủ và chết cành. Tuấn chỉ cho tôi một cây đào gốc chỉ to bằng cổ tay, hình dáng xù xì. Tuấn chia sẻ: Gốc này được hơn 10 năm tuổi rồi. Năm ngoái, em mua hơn 2 triệu, về trồng được thời gian thì cây có hiện tượng chết cành. Đành phải đợi mầm khác lên thay thế, chắc sang năm mới tạo tán bán được. Đó là chuyện bình thường. Năm ngoái, em cũng nhận chăm thuê cho một cây trị giá hơn 20 triệu đồng. Trước khi nhận phải làm hợp đồng rõ ràng, nếu xảy ra hiện tượng chết cành, gốc thì hai bên cùng có biện pháp xử lý. Nếu không hợp đồng rõ ràng thì mình sẽ bị thiệt vì chăm sóc gốc đào to rất khó. Tuy nhiên, với những cây gốc to tán đẹp, hoa nở đúng thời điểm nếu gặp khách mua có tiền cũng nhanh hoàn vốn và có lãi. Hiện tại, Tuấn chỉ làm cây cho thuê là chính. Ai có nhu cầu mua thì bán.

Năm nay, vườn nhà Tuấn có hơn 50 cây đào gốc to, còn lại vài trăm cây đào nhỏ. Tuấn đã bỏ ra gần 70 triệu đồng đầu tư mua gốc cây từ Sơn La và ở các huyện vùng cao. Sau khi mang về trồng thì ghép mắt, chăm sóc. Hầu hết cây này Tuấn đều cho thuê với giá từ 1 - 3 triệu đồng/cây/vụ Tết. Khách đến thuê thỏa thuận giá và chở về nhà chơi từ 23 Tết đến rằm tháng riêng em đi nhận về. Chi phí như vậy vừa phải cho người chơi bởi khi chơi xong vụ tết thì người chơi thường bỏ đi. Nếu mua cây giá thành cao hết tết mà bỏ đi thì rất lãng phí.  Hiện nay, ở xóm Tân Tiến có 3 người chuyên làm cây to để cho thuê và bán.

Tuấn bộc bạch: Làm được nghề này, ngoài kinh nghiệm, tính tỉ mỉ phải yêu hoa, yêu cây như yêu vợ thì mới làm được anh ạ!. Đến lúc cần chăm, tưới, tỉa, hãm hoa thì phải có mặt ở vườn. Yêu hoa thì mới cho hoa đẹp. Do vậy, không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, nghề cũng có nhiều niềm vui vì thấy mình có ích cống hiến những bông hoa đẹp cho đời. Năm tới, em thuê thêm 6 sào đất nữa để mở rộng vườn đào.


Việt Lâm

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục