(HBĐT) - Hiện, toàn xã Tú Sơn (Kim Bôi) có 425 người trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa tại các địa phương, trong đó, có 39 công dân đi làm ở nước ngoài. Nhờ đi làm ăn xa, đời sống của người dân trong xã được cải thiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37,3% năm 2018 còn 26,5% năm 2019. Mặc dù người dân đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ cao, nhưng tình hình ANTT trên địa bàn xã ổn định, người dân nghiêm túc chấp hành pháp luật tại địa phương nơi làm việc.

 

Trưởng xóm Kim Bắc (Kim Bôi) tuyên truyền người dân khi đi làm tại địa phương khác phải nghiêm túc chấp hành pháp luật, chịu khó làm ăn.

Tú Sơn là xã thuần nông, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm 54,1%. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai thường xuyên xảy ra. Không chỉ có vậy, một thực tế đáng buồn tồn tại nhiều năm đối với sản xuất nông nghiệp là "được mùa thì mất giá”. Đầu ra bấp bênh, nông dân không tiêu thụ được nông sản, trong khi giống, phân bón, công sức đầu tư cho nông nghiệp lại lớn. Cây trồng chủ lực của xã là ngô, với tổng diện tích khoảng 20 ha, nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Trước thực tế đó, người dân trong xã lựa chọn đi làm ăn tại các khu công nghiệp, công ty may trong tỉnh và một số tỉnh như: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Cuối tháng 7, vừa thu hoạch xong vụ ngô thì thanh niên, trung niên trong xóm Kim Bắc lần lượt lên đường đi làm ăn xa. Nhiều gia đình chỉ còn trẻ nhỏ và người già ở nhà. Xóm Kim Bắc có 151 hộ, với 648 nhân khẩu; dân tộc Dao chiếm 80%. Hiện, toàn xóm có 40 người dân đi làm ăn xa. Anh Triệu Văn Lập, Trưởng xóm Kim Bắc chia sẻ: Giá ngô hạt hiện tại chỉ khoảng 3.000 đồng/kg. Sau khoảng 6 tháng trồng, chăm sóc, thu hoạch, người nông dân mới thu được khoảng 12 triệu đồng/ha, nhiều gia đình trồng ngô thậm chí còn không đủ vốn đầu tư. Đi làm tại các công ty trong và ngoài tỉnh thu nhập gấp 3 - 4 lần ở nhà làm nông nghiệp. Mức thu nhập trung bình của người lao động đi làm ăn xa khoảng 5 - 9 triệu đồng/tháng. Vì vậy, đa số thanh niên, trung niên trong xóm Kim Bắc lựa chọn đi làm ăn xa. Chỉ cần chăm chỉ, chịu khó là có thu nhập ổn định, ở mức tương đối cao, tiêu biểu như Triệu Văn Hùng. Năm 2016, anh Hùng cùng vợ tới tỉnh Hưng Yên làm việc. Anh Hùng làm tại một công ty kính cường lực, còn vợ làm tại công ty may. Thu nhập của anh Hùng đạt từ 10 - 30 triệu đồng/tháng, vợ thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Nhờ người dân đi làm ăn xa góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo của xóm. Hiện, thu nhập bình quân của Kim Bắc đạt 17 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 24,5%. 

Đồng chí Bạch Công Dương, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ năm 2016, khi trên địa bàn xã xuất hiện tình trạng người dân đi làm ăn tại địa phương khác, cấp ủy, chính quyền xã đã họp bàn, phân công nhiệm vụ cho từng ngành, đoàn thể cùng vào cuộc để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc xảy ra như: con cái không có người chăm sóc, cờ bạc, nghiện hút... Đảng ủy cũng chỉ đạo các chi bộ thực hiện nghiêm túc việc quản lý đảng viên đi làm ăn xa; tổ chức, đoàn thể có giải pháp khắc phục việc thiếu hội viên. Người dân trong xóm giúp đỡ những hộ neo người, chỉ còn người già và trẻ nhỏ ở nhà. 

Ngoài ra, các trường học dành sự quan tâm, giúp đỡ đối với những học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa. Lực lượng Công an xã thực hiện nghiêm túc việc quản lý hộ tịch, hộ khẩu; thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ người dân địa phương đi làm ăn xa. Đẩy mạnh tuyên truyền đối với những trường hợp đi làm ăn xa phải nghiêm túc chấp hành quy định tại nơi đến. Các xóm thường xuyên rà soát, thống kê số lượng người đi làm xa để báo cáo UBND xã. Bên cạnh đó, xã thực hiện điều tra cung, cầu lao động; phối hợp Phòng LĐ-TB&XH huyện mỗi năm tổ chức từ 3 - 4 buổi tư vấn, giới thiệu việc làm cho người dân. Trong 6 tháng năm nay, đã có 73 lao động có việc làm mới.

Thu Thủy

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục