(HBĐT) - Cách trung tâm huyện gần 20 km, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn. Nhiều năm trở lại đây, nhờ tận dụng tốt diện tích đất rừng sẵn có, bà con tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần tăng thêm thu nhập, từng bước cơ bản ổn định cuộc sống.


Bà con xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) trồng mới diện tích keo vừa khai thác.

Đến Lạc Sỹ, dọc theo con đường bê tông vào xã là những cánh rừng keo bạt ngàn trải dài ngút tầm mắt. Cứ cánh rừng nọ được khai thác thì mảnh đồi kia được người dân trồng mới, như một vòng tuần hoàn của sự sinh sôi nảy nở. Người trồng, người khai thác, người lên rừng chăm bón, tiếng cười nói râm ran. Từng đoàn xe tải nối đuôi nhau vận chuyển keo thô đến nơi tiêu thụ. 

Theo giới thiệu của đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đến Sào Vót, xóm có diện tích rừng lớn nhất xã. Dưới tán rừng cao vút, ngôi nhà 2 tầng khang trang của ông Bùi Văn Nun nằm yên bình. Ông Nun cho biết: Ngôi nhà đang ở, xe máy đang đi và tất cả những đồ dùng tiện nghi trong nhà đều nhờ rừng mà có. 10 năm về trước, gia đình tôi thuộc diện nghèo của xóm, cả nhà 4 người sống trong căn nhà sàn làm bằng gỗ tạp, mỗi lần mưa to là xô chậu xếp khắp nhà để hứng nước mưa chảy từ trên mái xuống, hai đứa con chỉ được cho học hết lớp 9 phải nghỉ đi làm vì không có tiền để học tiếp. Gia đình tôi có 4 ha rừng, bắt đầu trồng từ năm 2006, đến năm 2012 bán vụ đầu tiên. Khi đó, giá bán trung bình 60 triệu đồng/ha, nhờ số tiền đó mới có kinh phí phá bỏ nhà sàn cũ, xây lại nhà bê tông kiên cố. 

Giống như ông Nun, gia đình ông Bùi Văn Niên cũng là một trong nhiều hộ dân tại Lạc Sỹ có cuộc sống ổn định nhờ rừng. Thu nguồn lợi từ 7 ha rừng trồng nối tiếp nhau, từ việc bế tắc khi chưa tìm được hướng thoát nghèo, nay ông đã có tiền sửa sang lại nhà cửa, sắm được chiếc ô tô tải để phục vụ bà con trong làng, trong xã. Theo đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND: Xã bắt đầu phát triển kinh tế đồi rừng từ năm 2004. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.594,14 ha, riêng đất rừng sản xuất chiếm đến 2.211,54 ha. Diện tích đất nông nghiệp chỉ đạt 98,1 ha, chủ yếu ruộng bạc màu, không năng suất. Nếu chỉ trông chờ vào cấy lúa và trồng hoa màu thì nguồn lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu của bà con. Chính vì thế, nhiều hộ đã xác định trồng rừng là nguồn sinh kế bền vững, giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm rõ rệt, giai đoạn 2010 - 2016, xã còn trên 50% hộ nghèo, đến giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 20%. Trên 70% hộ có nhà xây kiên cố, đồ dùng trong gia đình đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản.

Sinh ra dưới tán rừng, cuộc sống gắn liền với rừng và phát triển kinh tế nhờ những nguồn lợi từ rừng. Không chỉ trồng rừng sản xuất và khai thác gỗ keo mà bà con Lạc Sỹ còn tận dụng nguồn hoa tạp trong rừng để nuôi ong lấy mật. Mới đây, trong hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2021, sản phẩm mật ong Lạc Sỹ của HTX nông nghiệp Lạc Sỹ được đánh giá chuẩn hóa 3 sao, tiếp tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

9 tháng năm nay, diện tích rừng trồng khai thác trên địa bàn 180,8 ha, trồng mới 180,8 ha. Sản lượng ước đạt 13.560 m3, sản lượng củi khai thác 7.232 ster, giá trị sản xuất ước đạt trên 10 tỷ đồng. Xã đã triển khai tuyên truyền các hộ đăng ký tham gia trồng rừng gỗ lớn. Đến nay, diện tích trồng cây gỗ lớn đạt khoảng 15% tổng diện tích trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất gắn với bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn. 


Khánh Linh

Các tin khác


Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục