(HBĐT) - Tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trong quá trình làm việc không chỉ làm người lao động (NLĐ) thiệt thòi mà doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tình hình TNLĐ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây chưa ghi nhận nhiều chuyển biến. Năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ TNLĐ làm 8 người chết trong khu vực có quan hệ lao động (tăng 2 vụ so với năm 2020); 8 vụ TNLĐ làm 8 người chết trong khu vực không có quan hệ lao động (tăng 1 vụ so với năm 2020).



Quá trình thanh, kiểm tra tại Công ty TNHH khí đốt Thăng Long -chi nhánh Hoà Bình (Lương Sơn), lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh) chỉ ra những thiếu sót và yêu cầu, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục.   

Qua điều tra của đoàn điều tra TNLĐ tỉnh đối với 4/8 vụ TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động thuộc thẩm quyền, nguyên nhân dẫn đến TNLĐ do NLĐ không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), sơ suất trong quá trình làm việc. Đơn cử tại Công ty TNHH địa chất và tư vấn xây dựng công trình Khải Hưng (Lạc Sơn) để xảy ra 1 trường hợp thợ xây bị điện giật chết; tại Công ty CP Wilson Hoà Bình (Lạc Thuỷ) có 1 trường hợp công nhân đứng máy bị lô cuốn ván dán keo cuốn vào; tại mỏ đá thuộc Công ty TNHH xây dựng thương mại và vận tải Hợp Tiến (Lương Sơn) có 1 trường hợp công nhân khoan bị đá đè… 4 vụ không tiến hành điều tra, trong đó 3 vụ do không thuộc trách nhiệm, gồm các đơn vị: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính; Công ty CP xi măng X18; Công ty TNHH MTV 17 - Bộ Quốc phòng do không thuộc trách nhiệm; 1 vụ tai nạn giao thông của Công ty TNHH may RNS Global đang đợi kết luận của toà án. Đối với 8 vụ TNLĐ trong khu vực không có quan hệ lao động có 6 vụ liên quan đến xây dựng, 2 vụ tai nạn giao thông.

Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Dịch Covid-19 gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với công tác ATVSLĐ. Nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để tập trung chống dịch, khi hoạt động trở lại gặp áp lực cộng việc và đơn hàng nên có phần lơ là trong việc tuyên truyền, huấn luyện, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ. Thêm vào đó, kỷ luật lao động của doanh nghiệp chưa nghiêm, để tình trạng NLĐ vi phạm nghiêm trọng về công tác ATVSLĐ trong quá trình làm việc, chủ yếu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.

Đối với NLĐ, sau một thời gian sản xuất bị đình trệ, nghỉ việc dài ngày dẫn đến các kỹ năng, thói quen làm việc an toàn không được duy trì. Sức ép về việc hoàn thành kế hoạch sản xuất, đơn hàng cũng là yếu tố xảy ra TNLĐ. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật trong lao động còn hạn chế. NLĐ chủ quan trong việc kiểm tra, tự kiểm tra vị trí làm việc, nơi làm việc, các phương tiện bảo hộ lao động trước khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ do các ban, ngành, đoàn thể, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thực hiện chủ yếu qua hình thức gián tiếp nên hiệu quả tác động chưa cao. Công tác xử lý vi phạm của các ngành chưa triệt để.

Mới đây, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh đã họp triển khai Tháng hành động ATVSLĐ năm 2022, đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phòng ngừa nguy cơ TNLĐ, kéo giảm số vụ TNLĐ. Mục tiêu đặt ra là giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, trong thi công xây dựng và trong khu vực không có quan hệ lao động; trên 50% NLĐ làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 5% cơ sở lao động được đo kiểm tra môi trường lao động; trên 70% số NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện về ATVSLĐ.

Hội đồng ATVSLĐ cũng đề nghị các ban, ngành, đoàn thể liên quan quan tâm đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền và huấn luyện công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ (PCCN), tập trung vào hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức NLĐ và người sử dụng lao động. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ - PCCN tránh chồng chéo, đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kiểm tra về ATVSLĐ - PCCN, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở lao động. Thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về công tác ATVSLĐ - PCCN. 

Bùi Minh

Các tin khác


Đánh giá quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội

Liên quan đến việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá quy định của pháp luật về hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình

Ngày 17/3, Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình tổ chức gặp mặt mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 30 năm thành lập (5/10/1993 – 5/10/2024). Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XIV; Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình; Đặng Thị Chiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình...

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu cho nhiều nạn nhân với những chấn thương nghiêm trọng như: Bỏng, dập nát bàn tay, thậm chí mù mắt… Nguyên nhân của những chấn thương đó là do thiết bị điện tử (máy tính xách tay, điện thoại di động) phát nổ khi đang sử dụng. Các trường hợp gặp nạn đều vào lúc vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa cắm sạc pin.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Thủy lan toả chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Yên Thủy xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BTV, ngày 17/2/ 2022 về chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 triển khai tới các cơ sở Hội. Đồng thời, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên bằng nhiều hình thức giúp cán bộ, hội viên hiểu về ý nghĩa, mục đích của chương trình "Mẹ đỡ đầu”. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn để có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình.

Nghề mây, tre đan - điểm tựa cho hộ nghèo xã Văn Nghĩa

Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ra mắt Công ty Liên doanh cung ứng nhân lực Glory EPB tại Nhật Bản

Ngày 15/3, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 3-2 Hòa Bình (TP Hoà Bình) tổ chức lễ ra mắt Công ty Liên doanh cung ứng nhân lực Glory EPB tại Nhật Bản và công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục