(HBĐT) - Ngay sau khi tìm hiểu và được biết Pháp luân công (PLC) không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, mọi hành vi truyền bá PLC trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật, chị N.T.Q ở phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã chủ động mang cuốn sách "Chuyển pháp luân” - tài liệu tuyên truyền PLC bị cấm lưu hành được một người bạn tặng từ lâu ra đốt để tránh những điều đáng tiếc về sau.


Cán bộ cơ sở xã Kim Lập (Kim Bôi) tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật đến với người dân nhằm ngăn chặn,không để việc truyền bá "tà đạo" vào cuộc sống.

Pháp luân công là gì?

Theo một cán bộ làm công tác quản lý lĩnh vực tôn giáo của tỉnh, người đã có quá trình nghiên cứu chuyên sâu, nắm bắt hoạt động cũng như bản chất PLC trong nhiều năm qua, PLC hay còn gọi là "Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí (SN 1952) tại Cát Lâm (Trung Quốc) lập ra năm 1992. Sau khi sáng lập, Lý Hồng Chí đã viết và phát hành một số tài liệu để truyền bá như "Chuyển pháp luân”, "Đại viên mãn pháp”, "Tính tất yếu chỉ”... Sau khi các tài liệu này được phát hành, một số chức sắc Phật giáo đã nghiên cứu về những lý giải (luận thuyết) tại sách "Chuyển pháp luân” chỉ ra rằng: Lý Hồng Chí đã đánh cắp từ ngữ, thuật ngữ giáo lý Phật giáo để viết; sửa ngày sinh của mình trùng với ngày sinh của Đức Phật Thích ca; gắn lợi ích tập thể với lý thuyết "mê tín” như tập khí công sẽ được "pháp luân”, "phật chủ”... Trên thực tế, thông qua các tài liệu cũng như trong quá trình truyền bá PLC, Lý Hồng Chí lợi dụng vỏ bọc luyện tập khí công dưỡng sinh để che đậy việc lừa đảo, xuyên tạc, bài xích tôn giáo. PLC không phải tôn giáo, tín ngưỡng, cũng không có sự sáng tạo nào, kể cả kết quả nghiên cứu khoa học hay lý thuyết tư tưởng hệ mà chỉ dựa trên cơ sở vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. PLC tự cho mình là một hệ phái Phật giáo, nhưng các bài tập theo PLC bản chất là sự pha tạp theo lịch sử khí công đã được các nhà sư Phật giáo, võ sĩ đạo, học giả Nho giáo luyện tập từ xa xưa, xem như một hình thức cải thiện tinh thần, đạo đức và thể chất.

Quá trình hoạt động, truyền bá, các đối tượng tuyên truyền: Người tập luyện PLC sẽ sửa được tâm tính, chữa được bách bệnh chỉ bằng các bài tập khí công của Lý Hồng Chí. Tổ chức của PLC không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự, quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người thành lập là Lý Hồng Chí. Xét về phạm vi tổ chức, PLC được thực hiện thông qua cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. Lý Hồng Chí dùng các trang thông tin điện tử để điều phối hoạt động và giảng bài.

PLC du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 thông qua một số sinh viên du học, Việt kiều, khách du lịch và internet... Đến nay, cả nước có khoảng 7.000 người tham gia tập luyện PLC với 565 điểm nhóm ở 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. PLC vào Việt Nam đã gây không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Hiện tại, PLC không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, mọi hành vi truyền bá PLC trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật.

Ẩn chứa những hệ lụy tiêu cực gì?

PLC được du nhập vào tỉnh khoảng năm 2012. Hiện, số người theo và tập luyện PLC không nhiều, khoảng vài chục người. Trong đó, TP Hòa Bình có khoảng 30 người thuộc phường Hữu Nghị, Đồng Tiến. Ngoài ra, theo báo cáo của cơ quan chức năng huyện Cao Phong, vào trung tuần tháng 5/2022, qua nắm bắt trên địa bàn thị trấn Cao Phong có 2 nhóm với 17 người tham gia tập tu luyện PLC tại sân vận động khu 5 và khu 1. Thành phần tham gia thuộc các độ tuổi khác nhau, có cả cán bộ y tế, giáo viên và học sinh. Những người tham gia tu luyện PLC cho rằng, đây là một hình thức tập dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, việc tập luyện PLC thường xuyên sẽ tiêu tan và chữa khỏi các loại bệnh tật, cơ thể người tập khỏe mạnh... Nhiều người còn tin rằng, việc tập luyện PLC thường xuyên có thể chữa được cả bệnh ung thư, hay "nhờ niệm 9 chữ chân ngôn” PLC để chữa khỏi Covid-19 và khẳng định việc chữa bệnh "không 1 viên thuốc”... Theo một số chuyên gia, đây là quan niệm hết sức không bình thường, thậm chí phản khoa học. Nếu cứ tin tưởng mù quáng, tuyệt đối hóa về khả năng chữa bệnh của PLC nhiều người bệnh sẽ nhận những cái kết đau lòng. Điều này đã được chứng minh qua thực tế đối với hàng trăm trường hợp.

Thực tế quá trình hoạt động tại Việt Nam, các đối tượng truyền bá PLC đã phát tán nhiều tài liệu vi phạm pháp luật, gây không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Để tuyên truyền về PLC, các đối tượng đã phát tán tài liệu nơi công cộng hoặc trong khu dân cư; lập các trang web và tài khoản mạng xã hội truyền bá qua internet; gửi tài liệu qua đường bưu chính đến nhiều đối tượng khác nhau; tiếp cận những vùng dân trí còn hạn chế để lôi kéo tham gia... Như quá trình nắm bắt tình hình cơ sở, các cơ quan chức năng huyện Yên Thủy phát hiện một giáo viên trường THCS Yên Lạc lồng ghép tuyên truyền, phát tán tài liệu liên quan đến PLC cho học sinh trong quá trình giảng dạy; cơ quan chức năng huyện Mai Châu kịp thời phát hiện đối tượng Nguyễn Thị Thu Hà - quận Hai Bà Trưng, Phạm Thị Nga và Trương Thị Bích Hồng - quận Hoàng Mai (Hà Nội) có hành vi tuyên truyền tài liệu, ấn phẩm PLC cho người dân và khách du lịch tại bản Lác, xã Chiềng Châu; phát hiện Lê Thị Thoa, trú tại phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tuyên truyền, phát tán tài liệu PLC tại khu vực cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh...

Trước thực tế này, các cơ quan chức năng của tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn. Trong đó, thống nhất quan điểm không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt, hoạt động đối với PLC và không để PLC công khai hình thành về tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào. Không ứng xử với PLC như với một tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung nắm bắt dư luận, không để các đối tượng chống đối, lôi kéo, đẩy bộ phận quần chúng theo PLC trở thành cực đoan, chống đối chính quyền; tăng cường công tác quản lý Nhà nước tại cơ sở về tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường tuyên truyền để người dân nắm chắc, hiểu sâu để không tin, nghe theo sự xúi giục, kích động của thế lực phản động để tham gia PLC; không tin tưởng mù quáng vào việc tuyệt đối hóa khả năng chữa bệnh không cần dùng thuốc của PLC...



Vũ Phong


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục