(HBĐT) - Tháng 7 - tháng tri ân, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh đã hy sinh xương máu của mình, tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Theo dòng sự kiện, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền cho chủ đề này.


Bà Bùi Thị Sin vui vầy cùng các cháu tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (ảnh chụp tháng 7/2022).

Ngày 22/7/2022, Báo Hòa Bình điện tử đăng bài viết"Mong một ngày được ghi nhận là thân nhân liệt sỹ” của tác giả Thúy Hằng viết về một người phụ nữ ngoài 60 tuổi có 4 năm lặng lẽ đi tìm "danh phận”. Nhân vật chính là bà Bùi Thị Sin, hiện cư trú tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn.  Bà Sin là vợ của liệt sỹ Bùi Văn Tròn, xóm Song (nay là xóm Song Khảnh), xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn. Kết hôn được gần 2 năm nhưng chưa có con. Năm 1978, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh Tròn lên đường nhập ngũ, việc chăm sóc bố mẹ chồng già yếu và 2 người em còn nhỏ được đặt lên vai bà Sin. Đến năm 1982, gia đình nhận được giấy báo tử, anh Tròn hy sinh ở mặt trận biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chồng hy sinh, con không có để vỗ về, an ủi, bà Sin xin phép gia đình nhà chồng trở về nhà bố mẹ đẻ ở xóm Tuôn, xã Ân Nghĩa. Định rằng sẽ sống dựa dẫm vào các anh chị và cháu trong suốt phần đời còn lại. Nhưng lo cho em gái khi về già sẽ phải sống đơn độc, chết không có người hương khói, các anh chị bà Sin vừa khuyên, vừa ép cô em gái đi bước nữa. Năm 1984, bà Sin kết duyên với anh Bùi Văn Chung và về sống ở xóm Ngái, xã Ân Nghĩa đến nay. Có bến đỗ và lần lượt sinh được 4 người con, nhưng hạnh phúc của bà Sin không trọn vẹn. Bởi ông Chung bị khuyết tật thần kinh, tuổi càng cao bệnh càng trở nặng. Một tay bà Sin lo toan gánh vác việc gia đình, nuôi con khôn lớn rồi dựng vợ, gả chồng. Để có tiền cho cô con gái út đi học nghề, năm 2011, bà Sin xuống Hà Nội làm giúp việc gia đình đến nay.

Thông cảm với hoàn cảnh của bà Sin, có người bà con mách bảo bà làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xác nhận để được hưởng chế độ vợ liệt sỹ tái giá, cũng là để khẳng định danh phận của mình. Vì không đọc thông, viết thạo nên năm 2018, bà Sin nhờ người cháu viết hộ lá đơn đề nghị để gửi lên huyện và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện hồ sơ gặp khó khăn do không còn giấy đăng ký kết hôn, bố mẹ chồng đã mất, còn em chồng (em của liệt sỹ Bùi Văn Tròn) không hợp tác, không ký xác nhận khiến bà Sin không thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị.

Tiếp nhận thông tin, tác giả đã đến tận nơi, phỏng vấn những người bạn, hàng xóm láng giềng và cả cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn cùng ngày với vợ chồng ông Tròn, bà Sin (năm 1976) để góp nhặt thông tin, vừa phục vụ công tác tuyên truyền truyền vừa giúp bà Sin củng cố hồ sơ trình cơ quan xem xét, xử lý.

Sau khi bài báo được đăng tải và hồ sơ được hoàn thiện, ngày 20/3/2023, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh đã ban hành Quyết định số 1132/QĐ-LĐTBXH "Về việc trợ cấp tiền tuất đối với vợ của liệt sỹ đã lấy chồng khác” đối với bà Bùi Thị Sin, trú quán tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Mức trợ cấp là 1.624.000 đồng/tháng. Số tiền không lớn nhưng là nguồn động viên, khích lệ đối với những thân nhân đã từng là hậu phương vững chắc cho những người chiến sỹ vững tay súng nơi chiến trường. Đồng thời thể hiện rõ ý nghĩa việc thực hiện chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Khoản 4, Điều 20, Nghị định số31/2013/NĐ-CP,ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.

 

Lam Nguyệt (CTV)

Các tin khác


Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Gần 2.000 trẻ em được khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí

Ngày 3/5, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E, UBND huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức chương trình khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn hai xã Cao Sơn, xã Mường Chiềng.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục