(HBĐT) - Chính quyền Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam: Trước năm 2006, Mỹ lảng tránh trách nhiệm. Tháng 11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống G.Bush ra Tuyên bố chung khẳng định: “Việc hai bên nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề nhiễm độc môi trường gần các kho chất độc chứa dioxin trước đây sẽ góp phần đáng kể vào việc tiếp tục phát triển quan hệ hai nước.

 

Tháng 2/2007, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michel Marine họp báo thừa nhận có nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng.  

Từ năm 2007, Quốc hội Mỹ bắt đầu phê chuẩn một khoản ngân sách để Chính phủ Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.  

Từ năm 2011, ngân sách Quốc hội Mỹ phê chuẩn được tách riêng thành 2 khoản: (1) Tẩy độc ở “điểm nóng” dioxin; (2) Hỗ trợ các dịch vụ y tế cho người dân Việt Nam sống gần các “điểm nóng”, chủ yếu là ở Đà Nẵng.  

Theo báo cáo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) và Viện Aspen của Mỹ, tính đến ngày 1/1/2016, tổng số tiền Chính phủ Mỹ được chuẩn chi để tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam 173 triệu USD, trong đó, chi để tẩy độc môi trường 138,7 triệu USD, chi cho dịch vụ y tế 34,3 triệu USD.  

Ngoài ra, một số tổ chức phi chính phủ của Mỹ cũng đã tham gia các dự án tẩy độc môi trường và hỗ trợ dịch vụ y tế cho người dân tại các “điểm nóng” ở Việt Nam như: quỹ Ford, quỹ Atlantic Philanthropies, quỹ Gates, quỹ Nathan Cummings, quỹ Chino Cienega... với tổng số tiền khoảng 30 triệu USD.  

Tuy nhiên, số tiền Chính phủ Mỹ được phê duyệt để tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam chưa được giải ngân đầy đủ và không  chỉ dành cho người khuyết tật do liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam mà được chi chung cho “những người khuyết tật không phân biệt nguyên nhân”.  

Nói chung, tuy Hoa Kỳ đã tham gia khắc phục hậu quả da cam nhưng sự tham gia đó còn quá nhỏ bé so với hậu quả hết sức to lớn mà họ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam.

 

                                                         (Còn nữa) P.V (TH)

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục