(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

 

Nghị quyết nhằm đạt mục tiêu ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường; khắc phục ô nhiễm môi trường (ôNMT), trước hết là ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, từng bước nâng cao chất lượng môi trường; đồng thời tăng cường năng lực QLNN về BVMT.  

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; không làm suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.  

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Xử lý triệt để các cơ sở gây ôNMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; áp dụng, tiến tới bắt buộc các cơ sở sản xuất mới phải đầu tư công nghệ sản xuất sạch, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 85% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 50% khu vực đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. 100% rác thải đô thị, rác thải y tế được thu gom, xử lý; 80% rác thải khu vực nông thôn được thu gom, xử lý; 90% rác thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được xử lý. Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân: Phấn đấu 88% dân cư nông thôn và 99% dân cư đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu định hướng đến năm 2025.  

Để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mục tiêu, BTV Tỉnh ủy đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm:  

(1) Chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ôNMT, khu vực ôNMT: Thực hiện nghiêm, chặt chẽ các quy định về BVMT trong chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án. Chú trọng lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế thu hút dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng; kiên quyết không cho phép đưa vào hoạt động các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về BVMT theo quy định.  

Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn, nguy cơ gây ôNMT cao; kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển chất thải.  

(2) Khắc phục tình trạng ôNMT nghiêm trọng – cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm: Tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ôNMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.Triển khai thực hiện việc khắc phục, cải tạo các khu vực ôNMT do thuốc BVTV… Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân xử lý, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm. Xem xét, thẩm định chặt chẽ các dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.  

(3) Tập trung giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, nông thôn.  

(4) Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường.  

Nghị quyết đã đề ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Tăng cường công tác QLNN về BVMT; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT; áp dụng các biện pháp kinh tế; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về BVMT; Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư và đa dạng hóa đầu tư cho BVMT.

 

                                                                     P.V (TH) 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục