(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 2 chuỗi sản phẩm thịt lợn an toàn, 1 doanh nghiệp chế biến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 22000:2005; 47 cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Một số sản phẩm bước đầu có uy tín trên thị trường trong, ngoài tỉnh như: cá sông Đà, rau hữu cơ Lương Sơn, cam Cao Phong, mía tím, thịt lợn hữu cơ.

 

 

Sản xuất rau hữu cơ xã Hợp Hòa (Lương Sơn) đã góp phần cung ứng nông  sản an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. ảnh: B.M

 

Qua kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường với 283 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản để kiểm định chất lượng, ATTP có 10 mẫu không đảm bảo ATTP, chiếm 4,15%, tăng 0,51% so với năm 2015. Cụ thể có 2 mẫu vi phạm tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt tươi và các sản phẩm chế biến từ thịt; 7 mẫu vi phạm tồn dư hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản; 1 mẫu tồn dư hóa chất, chất cấm, dư lượng thuốc BVTV trong rau, củ, quả và sản phẩm chế biến từ thực vật. Ngoài ra còn lấy 1.266 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản và nước tiểu lợn để thực hiện test thử nhanh mang tính chất sàng lọc. Như vậy, phần lớn sản phẩm nông sản thực phẩm sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh là tương đối an toàn và người tiêu dùng có thể yên tâm  sử dụng.

 

Tuy nhiên, nỗi lo về thực phẩm bẩn, trôi nổi còn tiêu thụ nhiều trên thị trường vẫn thường trực trong mỗi người tiêu dùng. Để tạo dựng uy tín, tăng sức cạnh tranh của nông sản thực phẩm trên thị trường, mấu chốt là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, cung ứng nông sản bảo đảm ATTP. Quan trọng nhất hiện nay là quản lý, tổ chức sản xuất của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền cơ sở. Cần có đầu mối chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường để nâng cao giá trị cho nông sản, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Việc quản lý nông sản thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Vấn đề là làm sao để các hộ SX -KD “tẩy chay” chất cấm, chất độc hại? Làm thế nào để người tiêu dùng “tẩy chay” thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ? Trả lời được câu hỏi   đó thì những cơ sở SX -KD sử dụng chất cấm và không đúng quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi không còn chỗ đứng; thực phẩm bẩn, các loại nông sản thiếu an toàn sẽ bị tẩy chay.

 

Để giảm thiểu vấn nạn thực phẩm bẩn, mỗi người tiêu dùng cần có ý thức dứt khoát không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sử dụng sản phẩm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng cần nâng cao trách nhiệm tố giác, đấu tranh với hành vi vi phạm. Các cơ quan liên quan cần tập trung tuyên truyền để người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm; thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; tẩy chay những cơ sở SX -KD không bảo đảm ATTP; xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị, tổ chức SX -KD vi phạm nhằm bảo đảm ATTP cho cộng đồng.

 

 

                                                  Phạm Hữu Chiến

                                             (Hội Bảo vệ Quyền lợi

                                             người tiêu dùng tỉnh)

 

 

 

 

Các tin khác


Đêm 14/9, nhiều khu vực có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/9, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Công đoàn tỉnh Hòa Bình xếp thứ 10 toàn quốc về kết quả Chương trình 1 triệu sáng kiến

(HBĐT) - Kết thúc Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" (gọi tắt là Chương trình 1 triệu sáng kiến), Công đoàn tỉnh Hòa Bình có số lượng sáng kiến xếp thứ 10/82 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Huyện Cao Phong: Hàng chục hộ dân bức xúc vì nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường

(HBĐT) - Bức xúc trước việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân ở khu 2, 3, 4, 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có dấu hiệu bất thường như có mùi tanh, vẩn đục... người dân đã nhiều lần gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng của địa phương và đơn vị cung cấp là Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch Cao Phong, thuộc Công ty CP nước sạch Hòa Bình (gọi tắt là Công ty nước sạch) nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Thời tiết ngày 14/9: Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Quảng Bình

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/9, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15 - 30mm, có nơi trên 60mm: Thủ đô Hà Nội, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 – 70 mm, có nơi trên 150 mm. Từ đêm 14/9, mưa lớn ở các khu vực này có xu hướng giảm dần.

Hà Nội: Tổng kiểm tra 100% các chung cư mini, xử lý nghiêm các vi phạm PCCC

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ra Công điện về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini).

Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 13/9, UBND tỉnh ban hành Công điện số 07-CĐ/UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục