(HBĐT) - Chuồng trại được thiết kế tiên tiến, hiện đại, thoáng khí, lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức bằng quạt đẩy và hút gió; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phân được xả xuống bể bioga đối với chuồng lợn; dọn vệ sinh hàng tuần cho rắc men phân hủy và trấu đối với chuồng gà; trồng nhiều cây xanh, hàng ngày vệ sinh đường nội bộ, tưới nước… Đó là các giải pháp hiệu quả đã được gia đình anh Nguyễn Minh Đức (thôn Bột, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế tổng hợp gắn với bảo vệ môi trường.


Đưa chúng tôi đi thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình, anh Đức cho biết: Năm 2004, gia đình trồng 300 cây cam Vinh và 200 cây bưởi Diễn. Năm 2011, gia đình mở rộng mô hình trang trại nuôi gà Lạc Thủy chất lượng cao. Năm 2012, gia đình đầu tư 5 máy ấp trứng gia cầm (với công suất 12.000 trứng /máy) để ấp và bán gà giống Lạc Thủy. Năm 2014, gia đình tiếp tục đầu tư xây dựng 1 chuồng lợn thịt siêu nạc với công suất 300 con /lứa. Đến năm 2015, gia đình xây tiếp 1 chuồng lợn nái công suất 400 con /lứa. Dự kiến năm 2018 sẽ xây dựng 1 chuồng lợn đẻ và 1 chuồng cai sữa lợn với diện tích khoảng 200 m2.


 Giống gà được gia đình anh Nguyễn Minh Đức lựa chọn kỹ lưỡng nên nuôi khoảng 150 ngày có trọng lượng trung bình từ 2 - 2,5 kg/con. 

Hiện nay, trang trại của gia đình đang được xây dựng, quy hoạch trên tổng diện tích 2, 2 ha. Nhu cầu về sử dụng điện cho việc chiếu sáng, úm gà con, sưởi ấm cho lợn con và điện dùng sinh hoạt cho công nhân hết khoảng 10.000 KWh /tháng. Do đó, để đảm bảo nguồn điện ổn định cho hoạt động của trang trại, hiện nay, gia đình đang sử dụng nguồn điện 3 pha lấy từ trạm biến áp của khu vực; gia đình còn dự phòng 3 máy phát công suất 70 KWh. Nước dùng được lấy trực tiếp từ giếng khoan, có bể tích trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi.

Trong khuôn viên trang trại, gia đình còn có ao cá rộng khoảng 2.500 m2 nuôi các loại cá trắm, chép, trôi, mè… cho hiệu quả kinh tế cao. Vườn còn được phủ xanh bởi các loại cây ăn quả gồm 200 cây bưởi, 100 cây ổi, 50 cây hồng xiêm.

Chia sẻ kinh nghiệm để đạt được những thành công nhất định trong chăn nuôi, anh Đức cho biết: Bắt đầu từ khâu xây dựng chuồng trại phải khoa học, hợp lý, thoáng mát, đảm bảo đủ giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Con giống được chọn kỹ lưỡng; thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc sát trùng… được mua của các công ty có uy tín. Ngoài ra phải chú trọng đến tiêm phòng vacxin, sử dụng thuốc kháng sinh đúng quy định. Riêng lợn giống, gia đình mua lợn nái từ Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam. Lợn con khi tách đàn có trọng lượng 6, 5kg trở lên được nuôi riêng. Thức ăn cho lợn đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, đáp ứng các giai đoạn phát triển.

Với mong muốn phát triển chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường, gia đình anh Đức đã quan tâm đầu tư đến việc xử lý chất thải. Anh Đức cho biết: Toàn bộ nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi đều được dẫn qua bể tự hoại, xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra hệ thống suối của khu vực. Đối với khí thải, hàng ngày gia đình đều vệ sinh trang trại; chuồng được lắp thiết bị thông gió. Nước vệ sinh chuồng theo rãnh thoát nước vào hầm bioga, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ để không phát sinh mùi hôi.

Phát huy thế mạnh, tận dụng lợi thế của xã, mô hình VAC tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Minh Đức đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho khoảng 10 lao động với thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng / tháng, lợi nhuận gia đình đạt được khoảng 500 - 700 triệu đồng /năm. Đồng thời góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cung ứng nguồn thịt thương phẩm và quả cây sạch cho địa phương.


                                                                                            Dương Liễu



Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục