(HBĐT) - Tháng 6/2017, mưa to, lũ về. 2 thanh niên ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bất cẩn khi vượt suối trên địa bàn xã Trường Sơn (Lương Sơn) đã bị nước cuốn trôi làm 1 người tử vong. Mới nhất, ngày 2/8/2017, mưa to, nước suối dâng cao, ông Bùi Văn Sình (sinh năm 1954) người xóm Tháy đã bị dòng nước xiết cuốn về hạ lưu. Đến sáng hôm sau, người dân mới tìm thấy thi thể người đàn ông xấu số cách nơi xảy ra tai nạn gần 1km...



Sau khi được đầu tư, nâng cấp, ngầm Đồng Chanh, xóm Đồng Chanh, xã Trường Sơn (Lương Sơn) đảm bảo tiêu thoát lũ, không gây ngập cục bộ, chia cắt trên tuyến đường Trường Sơn A đoạn qua xã.       

Đó chỉ là những sự việc gần đây nhất. Còn trước đó, trong cơn bão số 8 xảy ra trong các ngày 17 - 18 - 19/8/2015, trên địa bàn xã Trường Sơn xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt trên diện rộng, có 1 người tử vong do bị nước cuốn trôi. Theo đồng chí Bạch Chí Điển, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống thiên tai (PCTT) xã Trường Sơn được biết: Do đặc thù là địa bàn vùng núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Thế nên khi trời mưa to từ 1 - 2 giờ là trên các con suối của xã xuất hiện lũ. Cá biệt, có thời điểm do lượng mưa lớn, nước từ thượng nguồn dồn về nhanh, trên các suối xuất hiện cả lũ ống, lũ quét, gây chia cắt, cô lập giữa xã với vùng ngoài và các xóm.

Đồng chí Bạch Văn Tạo, Chỉ huy trưởng Ban CHQS, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ PCTT xã cho biết thêm: Trường Sơn là vùng đầu nguồn của sông Bùi. Do vậy, ở xã có 10 suối, tập trung ở các xóm: Đồng Bưởi, Đồng Chanh, Cột Bùi, Cầu Dâu, Suối Bu, Bái Yên, Tháy. Do địa hình chủ yếu là đồi, núi nên lòng suối hẹp, có độ dốc lớn. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích rừng nguyên sinh, thảm thực vật che phủ đã bị tàn phá từ nhiều năm trước. Vì vậy, khi trời mưa to, lượng nước từ đầu nguồn dồn về rất nhanh gây nên tình trạng lũ ống, lũ quét. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như sự an toàn của người dân. Hiện tại, trên địa bàn xã ngoài ngầm Đồng Chanh thuộc xóm Đồng Chanh đã được đầu tư, nâng cấp không còn hiện tượng dồn ứ chậm tiêu thoát nước khi trời mưa to, xã còn 3 ngầm ở các xóm Đồng Bưởi (2 ngầm), Tháy (1 ngầm) chưa được cải tạo, nâng cấp. Do vậy, khi trời mưa to, nước lũ thường tràn qua mặt ngầm gây nguy hiểm cho người dân...

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa lũ trên địa bàn, BCĐ PCTT xã thường xuyên rà soát, kiện toàn các phương án PCTT và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó, xã thành lập đội cơ động với 20 người, chủ yếu là lực lượng dân quân và Công an xã. Lực lượng này hàng năm được tập huấn về công tác cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ ứng cứu khi có sự cố về thiên tai xảy ra tại các xóm. Cùng với đó, khi bước vào mùa mưa bão hàng năm, BCĐPCTT xã chuẩn bị các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư và sẵn sàng tổ chức lực lượng cơ động, điều động lực lượng cứu hộ, cứu nạn người và tài sản của nhân dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn xã...

Tuy vậy, theo đồng chí Bạch Chí Điển, Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ PCTT xã: Từ kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi rút ra để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai đó chính là yếu tố con người. Do vậy, BCĐ PCTT xã thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền cho người dân nêu cao ý thức tự phòng, tự tránh, không lơ là, chủ quan khi thấy có những dấu hiệu bất thường của thời tiết xảy ra trên địa bàn. Theo đó đến nay, đa phần người dân luôn ý thức không vượt suối, vượt ngầm khi có dấu hiệu bất thường của nước lũ. Bởi trước đó, nhiều người đã gặp nạn khi cố tình qua suối, ngầm khi nước dâng nhanh và chảy xiết.

Ngoài ra, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTT, xã làm khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả khi có tình huống xảy ra dù trong điều kiện bị chia cắt. Ví như trong cơn bão số 3 vừa qua, một số xóm bị chia cắt nhưng cán bộ ở địa bàn nào thì trực tiếp lãnh đạo nhân dân, lực lượng tại chỗ để thực hiện công tác PCTT, cứu hộ, cứu nạn, chủ động giúp dân khắc phục hậu quả... Nhờ vậy, hiệu quả công tác PCTT ở xã đã được nâng cao.

Còn theo đồng chí Bùi Văn Thuận, Trưởng Công an, Phó trưởng BCĐ PCTT xã: Ngay khi có dấu hiệu bất thường của thời tiết, ở tại các điểm ngập lụt, Công an xã tổ chức lực lượng canh gác ở 2 điểm ngập lụt, kiên quyết không cho người và phương tiện đi qua để đảm bảo an toàn.

                                                      Mạnh Hùng


Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục