(HBĐT) - Bà con nông dân trong tỉnh vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa mùa. Năng suất vụ này bị ảnh hưởng đáng kể ngoài nguyên nhân ngập úng, thiệt hại do mưa bão còn do hàng nghìn ha lúa cuối vụ bị nhiễm lùn sọc đen.


Tại cánh đồng xóm Cun, xã Cun Pheo (Mai Châu), bệnh lùn sọc đen gây hại diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa, nguy cơ tái gây hại ở vụ sau nếu không thực hiện các biện pháp phòng – chống triệt để

 

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến - Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt & BVTV, đã rất lâu rồi, bệnh lùn sọc đen lại quay trở lại, gây hại nặng nề đối với các tỉnh thành phía Bắc như Nam Định, Thái Bình… Riêng với tỉnh ta ở thời điểm vụ mùa năm 2009 và vụ xuân năm 2010 đã có diện tích lúa nhiễm bệnh và giờ sau 8 năm, lùn sọc đen đã lại gây hại trên diện rộng.

Cánh đồng xóm Cun, xã Cun Pheo (Mai Châu) là một trong những cánh đồng bị nhiễm lùn sọc đen nặng. Hầu hết các bông lúa đều hỏng hạt, ruộng nhiễm ít thì thu lượm được khoảng 30% sản lượng lúa, ruộng nhiễm nhiều thì chỉ còn nước cắt về làm thức ăn cho bò, trâu. Khi được hỏi, không mấy người rõ đây là bệnh gì, chỉ biết rằng vì tình hình sâu bệnh như này mà chắc chắn mất mùa. Chị Hà Thị Phiếu ở xóm Cun cho biết: Sản lượng chỉ bằng 1/10 các vụ trước. Mọi năm với diện tích đã trồng, gia đình chị thu ít nhất cũng 30 bao lúa nhưng vụ này không chắc đã thu nổi 4 bao. Ở chân ruộng đối diện, tình cảnh của bà Bùi Thị Hợp cũng chẳng khá hơn. Bà Hợp cho biết: Gia đình có 800m ruộng, toàn bộ diện tích đều bị nhiễm bệnh này, năng suất coi như bằng không, chỉ còn cách cắt về cho gia súc ăn. Lúc đầu thấy có hiện tượng, tôi đã phun thuốc trừ rầy mấy lần nhưng không hiệu quả, chỉ thấy cây bị lùn đi, cây lúa không trổ bông hoặc có thì bông lại bị lép.

Theo thống kê của hệ thống Trồng trọt & BVTV, với phạm vi nhiễm hại toàn tỉnh, huyện Mai Châu có diện tích bị nhiễm lùn sọc đen lớn nhất, tiếp đó là các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... Toàn tỉnh có 980ha nhiễm, trong đó, diện tích mất trắng 209ha, nhiễm nặng 207ha, nhiễm trung bình và nhiễm ha, nhiễm nhẹ 564ha. Để nhận diện cây lúa nhiễm lùn sọc đen có các triệu trứng cây thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, lá xoăn, gợn sóng và có những u sưng. Cây đẻ nhánh nhiều hơn bình thường, đôi khi mọc chồi lên đốt thân. Cây thường bị bệnh muộn, phát triển được nhưng không trổ bông, nghẹn đòng hoặc hạt lép. Khi lúa ở giai đoạn vươn lóng nêu bóc nhẹ lúa quan sát kỹ phần thân có những u sáp màu trắng sữa chạy dọc theo thân. Khi bị nặng, những u sáp này chuyển sang màu đen nên gọi là lùn sọc đen.

Với tình hình nhiễm lùn sọc đen trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất vụ này, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cảnh báo: Cùng với sự tái bùng phát của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen được xác định là đối tượng nguy hiểm nhất, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng lúa vụ chiêm – xuân 2018 của tỉnh và những vụ tiếp theo. Để chủ động phòng trừ bệnh, nông dân trong tỉnh lưu ý đối với diện tích lúa đã gặt màng trồng cây vụ đông cần cày vùi gốc rạ không để lúa chét tái sinh, dọn sạch tàn dư, cỏ dại hay các cây ký chủ phụ (ngô, cỏ họ hòa thảo) ở bờ ruộng, mương dẫn nước để cắt nguồn bệnh vi rút lùn sọc đen. Có như vậy mới hạn chế tối đa nguồn thức ăn của rầy lưng trắng và nguồn bệnh chuyển vụ. Không gieo trồng ngô đông trên các khu vực bị lùn sọc đen gây hại lúa mà vẫn còn rầy lưng trắng xuất hiện.

Lưu ý ở vụ chiêm – xuân 2018, thực hiện gieo mạ tập trung, che phủ 100% vừa kết hợp chống rét cho mạ vừa ngăn cản rầy xâm hại. Hạn chế tối đa gieo mạ ở những ruộng đang có nguồn bệnh. Khi phát hiện có rầy lưng trắng trên luống mạ, phun thuốc nội hấp trừ rầy trước khi cấy 2 – 3 ngày. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun thuốc tiếp xúc trừ rầy. Giai đoạn lúa từ khi cấy – đứng cái và phân hóa đòng trở đi cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhổ vùi những cây lúa bị bệnh. Ngành NN & PTNT đang tập trung nguồn lực cho công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết và biện pháp phòng, chống bệnh. Tập huấn giới thiệu về bệnh lùn sọc đen và biện pháp phòng, chống tới cán bộ chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị liên quan, các xã, phường, thị trấn và trưởng các xóm có diện tích lúa có nguy cơ nhiễm bệnh.

Bùi Minh

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục