(HBĐT) - Thời gian qua, trồng rừng ở tỉnh ta được chú trọng, nhờ vậy, độ che phủ rừng tăng từ 46% năm 2010 lên trên 51%. Trong đó, sản xuất giống cây lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp đáng kể.


Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình nuôi cấy mô các giống cây lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao, phục vụ công tác trồng rừng của các địa phương.


Hiện, toàn tỉnh có 8 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Với nhu cầu cây giống lâm nghiệp các loại phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm khoảng 14 triệu cây các loại. Năm 2017, toàn tỉnh trồng 7.508 ha rừng và 220,31 nghìn cây phân tán, hoàn thành kế hoạch giao.

Tuy nhiên, hiện nay, việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp còn một số bất cập. Do đó, để bảo đảm được nguồn giống cây lâm nghiệp có chất lượng, công tác quản lý cần phải được tăng cường.
 
Để nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, việc quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được coi là biện pháp quan trọng nhất nhằm tăng năng suất và hiệu quả rừng trồng, là tiền đề cho sự thành công hay thất bại đối với kinh doanh rừng trồng. Thực hiện Chỉ thị số 936 ngày 18/3/2014 của Bộ NN&PTNT ngày 31/3/ 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. Sở NN&PTNT đã có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện tốt quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, góp phần thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cho kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán hàng năm. Quản lý hệ thống vườn ươm, đảm bảo cây giống xuất vườn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn đã được phê duyệt. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm: năng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đưa vào trồng rừng, trước hết phải tuyên truyền, quản lý tốt các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn của từng huyện, thành phố. Cụ thể, đòi hỏi các địa phương, đơn vị quyết tâm thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu mà tỉnh đề ra như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; khuyến khích sử dụng cây giống vô tính chất lượng cao (mô, hom) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong trồng rừng sản xuất. Hướng dẫn cơ sở, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải bảo đảm các điều kiện theo quy định. Trong sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng như: sử dụng vật liệu giống đưa vào gieo ươm phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng; cây giống trước khi xuất vườn, chủ vườn ươm phải thông báo kết quả sản xuất đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh để xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; chú trọng kiểm tra tại các vườn ươm của hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; kiểm soát chặt việc vận chuyển, lưu thông giống trên thị trường. Kiên quyết ngăn chặn, tiêu hủy những lô giống, vườn cung cấp hom khi phát hiện không rõ nguồn gốc. Xử lý vi phạm nếu phát hiện các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính; sản xuất hạt giống không đúng theo quy trình đã quy định; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ nguồn giống đã được công nhận theo quy định tại Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ.

 


                                                     Đinh Thắng

 


Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục