(HBĐT) - Thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là làm sao để tăng giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp làm ra nhưng vẫn cắt giảm được chi phí sản xuất cho một sản phẩm nông nghiệp. Mọi lời giải cho "bài toán” đó đều đi đến một con đường là phải liên kết lại với nhau để sản xuất và cùng hưởng lợi. Do đó, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, những năm qua, huyện Kim Bôi đã xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân không phải lo lắng với tình trạng "được mùa, rớt giá” bởi sản phẩm làm ra đến đâu được các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ hết đến đó.


Xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển mô hình sản xuất dưa chuột Nhật liên kết với Công ty Faciffic Hoà Bình, diện tích 15 ha, cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha.

 

Tại xã Đú Sáng, nhiều năm trở lại đây, người dân đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa không ăn chắc sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt là mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, trong đó chuỗi sản xuất dưa chuột Nhật liên kết với Công ty Faciffic Hoà Bình có diện tích 15 ha và chuỗi cây lấy hạt liên kết với Công ty Tân Lộc Phát, quy mô 27 ha. Đồng chí Bạch Đức Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: Các loại cây lấy hạt và dưa chuột Nhật phù hợp với đồng đất nơi đây. Nông dân sản xuất theo chuỗi được hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Bình quân mỗi ha dưa chuột và cây lấy hạt cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng, so với cấy lúa và trồng ngô, thu nhập từ các loại cây này cao gấp 3 - 4 lần.

ở HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Hạ Bì, xã Hạ Bì, việc sản xuất dần thực hiện theo chuỗi liên kết với các loại cây trồng chủ lực như dưa chuột Nhật xuất khẩu, ớt xuất khẩu, cà chua sạch, rau củ quả các loại. Từ diện tích ban đầu 5 ha, đến nay phát triển lên 13 ha, trong đó trồng tại địa bàn huyện Kim Bôi 5 ha và mở rộng sang địa bàn Phú Thọ 8 ha. Năm 2017, HTX ký hợp đồng với Công ty TNHH ớt Việt Nam trồng 1,1 ha ớt tại xã Thượng Tiến. Thông qua HTX, người dân thực sự yên tâm về đầu ra của sản phẩm.

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Đến nay, huyện Kim Bôi đã xây dựng chuỗi sản xuất liên kết các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi cây lấy hạt với Công ty Tân Lộc Phát tại 7 xã với diện tích trên 92,5 ha, trong đó bí đỏ trên 85 ha, mướp đắng trên 5 ha, mướp khía trên 2 ha. Chuỗi ngô ngọt 100 ha tại các xã Mỵ Hoà, Tú Sơn; 30 ha đậu tương, rau tại xã Mỵ Hoà, 4 ha cải bó xôi tại xã Thượng Bì với Công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao (Ninh Bình). Chuỗi ớt 5 ha tại xã Thượng Bì với Công ty ớt Việt Nam. liên kết với Công ty Facific Hoà Bình phát triển 20 ha dưa chuột Nhật.

Ngoài các doanh nghiệp trên, trên địa bàn huyện hiện có 21 HTX, 15 trang trại, 1 nông trại, trong đó có 11 HTX hoạt động theo hình thức liên kết với doanh nghiệp như: HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỵ Hòa, HTX nông nghiệp Mường Động tại xã Tú Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Hạ Bì, HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi tại xã Đú Sáng... Đặc biệt, huyện có 3 HTX xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động với 147 ha cây ăn quả có múi; HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thuỷ với 34 ha nhãn; HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hợp Kim quy mô 600 - 800 con lợn đạt tiêu chuẩn VietGap.

Từ thực tế phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết trên địa bàn, Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho rằng: Đã đến lúc người nông dân nên bỏ ý nghĩ tham gia liên kết sẽ được Nhà nước cho cái gì mà phải thấy liên kết cùng doanh nghiệp là để cùng làm ăn, cùng sản xuất và cùng hưởng lợi từ giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản. Dù khó khăn nhưng phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, hộ nông dân thông qua mô hình HTX để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn là một yêu cầu thực tiễn. Điều đó đã được chứng minh bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng trưởng trong nông nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 30,17% (năm 2016) xuống còn 25,21% năm 2017, thu nhập bình quân đạt trên 18,4 triệu đồng/người/năm. Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục