(HBĐT) - Hiện nay bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên diện tích lúa mùa với tỷ lệ bệnh phổ biến 1 – 3% số dảnh, cao 5 – 10% số dảnh, diện tích lúa nhiễm bệnh khoảng 10ha. Đáng chú ý, các mẫu lúa nghi ngờ được thu thập đều cho kết quả dương tính với bệnh lùn sọc đen. Mặt khác, rầy lứa 5 tiếp tục rộ, mật độ phổ biến 100 – 300 con/m2, cao 500 – 1.000 con/m2, cục bộ 3.000 con/m2, diện tích nhiễm 66,5ha, trong đó tỷ lệ rầy lưng trắng là côn trùng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen chiếm trên 50%.


Cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh hỗ trợ cơ sở trong phát hiện và hướng dẫn xử lý bệnh lùn sọc đen.

 Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt và BTVT tỉnh, nguy cơ bùng phát bệnh lùn sọc đen trên các trà lúa, đặc biệt là trà mùa chính vụ, trà muộn năm 2018 là rất cao… Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen vụ màu 2018, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 1337/UBND – NNTN về việc tập trung chỉ đạo phòng bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2018. Theo đó, Sở NN & PTNT huy động tối đa lực lượng cán bộ chuyên ngành để tăng cường cho các địa phương hỗ trợ công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, in tài liệu, tờ rơi, băng đĩa tư liệu về các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen, chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ việc phân tích, giám định mẫu bệnh và phương tiện phòng trừ rầy. Kiểm soát tốt thị trường thuốc BVTV, không để tình trạng khan hiếm thuốc xảy ra. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo, phát hiện sớm các ổ bệnh và tham mưu, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. Kịp thời tổng hợp, báo cáo đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng trừ dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn trong việc chỉ đạo phòng trừ rầy lưng trắng để ngăn chặn bệnh lùn sọc đen hại lúa, tránh tư tưởng chủ quan. Tập trung phun trừ rầy lứa 5 từ nay đến trước ngày 2/9/2018. Việc phun trừ rầy tập trung cho những khu vực đã xuất hiện bệnh, những nơi bệnh đã xuất hiện gây hại trong những vụ trước, những khu vực thường xuyên xảy ra nhiễm rầy và những giống lúa đã khẳng định mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen. Đối với rầy lứa 6 sẽ nở rộ sau ngày 5/9, việc xử lý sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cùng với việc trừ rầy, toàn tỉnh huy động nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra và nhổ vùi ngay những khóm lúa bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan trên diện rộng gây mất mùa.

Đồng thời để chủ động và đẩy mạnh phòng trừ bệnh lùn sọc đen, các địa phương đang tăng cường thanh, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc BVTV ở cơ sở, phát hiện và xử lý nghiêm việc buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, tăng giá thuốc bất hợp lý. Hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, thuốc phòng trừ côn trùng môi giới, tiêu hủy nguồn bệnh. Các tổ chức đoàn thể, hội vào cuộc kịp thời, huy động đoàn viên, hội viên trong xử lý bệnh và phòng ngừa côn trùng môi giới, tuyên truyền, phổ biến về cách nhận biết và biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong nhân dân.

Bùi Minh

Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục